Báo hiệu cấm toàn bộ sự đi lại do sự cố cầu, đường trong giao thông đường bộ được quy định thế nào?

Biển báo cấm toàn bộ sự đi lại do sự cố cầu, đường trong giao thông đường bộ được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Thuật, đang sinh sống ở An Khê-Gia Lai. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi việc thực hiện báo hiệu cấm toàn bộ sự đi lại do sự cố cầu, đường trong giao thông đường bộ được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Minh Thuật_091***)

Biển báo cấm toàn bộ sự đi lại do sự cố cầu, đường trong giao thông đường bộ được quy định tại Điểm 80.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, theo đó:

- Trên những đoạn đường bị sự cố, các loại phương tiện và người đi bộ không thể đi lại được phải đặt rào chắn và đặt biển số P.101 "Đường cấm" như quy định ở Mục B.1 Phụ lục B của Quy chuẩn này.

- Vị trí rào chắn phải đặt ở vị trí có đường tránh, đường phân luồng cho các loại phương tiện đi lại. Kèm theo rào chắn và biển số P.101, phải đặt biển chỉ hướng đi cho các loại phương tiện (biển số I.416, I.417 (a,b,c) quy định ở Mục E.16, và E.17 Phụ lục E của Quy chuẩn này.

- Nếu trên hướng đường từ vị trí phân luồng đến vị trí bị tắc vẫn phải cho phương tiện đi lại thì không đặt rào chắn mà đặt biển như sau:

a) Trên đường chính, trước vị trí phân luồng 100 m, đặt biển chỉ dẫn hướng đi phù hợp cho các loại phương tiện (biển số I.416, I.417 (a,b,c));

b) Sau biển chỉ hướng đi 30 m, đặt biển chỉ dẫn "Đường cụt" (biển số I.405c) như quy định ở Mục E.5 Phụ lục E của Quy chuẩn này

c) Trên hướng đường bị tắc, sau vị trí phân luồng cứ khoảng 300 m đến 500 m lại đặt biển chỉ dẫn "Đường cụt" (biển số I.405c) nhắc lại;

d) Đến giáp vị trí đường tắc, không cho phương tiện đi tiếp được nữa thì đặt rào chắn và biển số P.101 "Đường cấm" như quy định ở Mục B.1 Phụ lục B của Quy chuẩn này.

- Nếu đường bị tắc không có hướng phân luồng, phương tiện phải chờ đợi một thời gian rồi mới tiếp tục được đi thì đặt hàng rào chắn và đặt biển số P.101 "Đường cấm" như quy định ở Mục B.1 Phụ lục B của Quy chuẩn này.

- Vị trí đặt rào chắn cấm đường phải lựa chọn vị trí phương tiện có thể quay đầu được hoặc gần vị trí có dân cư để thuận tiện cho phương tiện chờ đợi đồng thời phải đặt bảng thông báo về tình hình giao thông và ngày, giờ phương tiện có thể tiếp tục đi lại.

Trên đây là quy định về biển báo cấm toàn bộ sự đi lại do sự cố cầu, đường trong giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện giao thông đường bộ là gì? Phương tiện giao thông đường bộ được phân loại thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có trách nhiệm lắp đặt công trình an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, xe ưu tiên gồm các xe gì? Thứ tự ưu tiên được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, các loại giấy phép lái xe nào không thời hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, giấy phép lái xe được cấp đổi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/10/2025, đối tượng nào mở tài khoản giao thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi tầm nhìn bị hạn chế thì người lái xe phải như thế nào để bảo đảm an toàn?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở tối đa hai người trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025 người lái xe ô tô không được lái xe quá 48 giờ/tuần?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;