Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường trong tuyển sinh đại học hệ chính quy

Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường trong tuyển sinh đại học hệ chính quy được quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em đang là học sinh lớp 12 trường THPT Tràm Chim (Đồng Tháp), em đang chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT cũng như xét tuyển vào đại học năm 2017. Tuy nhiên, có một vài vấn đề trong việc tuyển sinh năm nay em chưa hiểu rõ lắm. Vì vậy, em có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường trong tuyển sinh đại học hệ chính quy được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Khánh Vi (vi***@gmail.com)

Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường trong tuyển sinh đại học hệ chính quy được quy định tại Điều 9 Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT như sau:

1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:

a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;

b) Các uỷ viên: một số cán bộ Phòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí, các khoa, phòng và cán bộ công nghệ thông tin.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS của trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển:

a) Cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT tất cả các thông tin của trường theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này để thực hiện xét tuyển;

b) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;

c) Lập danh sách thí sinh trúng tuyển;

d) Triệu tập thí sinh trúng tuyển;

đ) Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển theo quy định tại Điều 14, 15 của Quy chế này;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐTS giao.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường đối với trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển:

a) Công bố các thông tin liên quan đến điều kiện, hồ sơ, thời gian và địa điểm đăng ký dự thi, xét tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác;

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác của Ban thư ký theo quy định của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT nếu thực hiện thi tuyển.

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐTS giao.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường trong tuyển sinh đại học hệ chính quy. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức tuyển sinh các trường công an nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo theo Quyết định 1137 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn tả cây ăn quả ngắn gọn lớp 4 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh Trung cấp Công an nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 2 cấp phổ thông và sinh viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã Sở GDĐT và Mã Hội đồng thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp phổ thông và sinh viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 2 cấp tiểu học và trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp tiểu học và trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 103 trường ĐH-CĐ xét thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;