Thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong Chương trình xóa mù chữ được giải thích như thế nào?

Thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong Chương trình xóa mù chữ được giải thích như thế nào? Quy định về từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về thời lượng thực hiện chương trình ở các giai đoạn và các kỳ (theo số tiết học)?

Mong anh/chị tư vấn!

1. Thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong Chương trình xóa mù chữ được giải thích như thế nào?

Tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục V Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT giải thích một số thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong chương trình như sau:

- Kiểu văn bản: các dạng văn bản dùng trong viết, được phân chia theo phương thức biểu đạt chính như văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận,...

- Loại văn học (genre): loại hình văn bản văn học, gồm: truyện, thơ, kịch, kí.

- Năng lực ngôn ngữ: khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,...) để đọc, viết, nói và nghe.

- Năng lực văn học: một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ, là khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện và sáng tạo các yếu tố thẩm mĩ thông qua hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học.

- Ngữ liệu: từ âm, chữ cho đến văn bản hoặc trích đoạn văn bản thuộc các loại văn bản và thể loại thể hiện dưới các hình thức viết, nói hoặc đa phương thức, dùng làm chất liệu để dạy học.

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: những hình ảnh, số liệu, đồ thị, bảng biểu,... góp phần biểu nghĩa trong giao tiếp.

- Văn bản biểu cảm: văn bản chủ yếu dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc.

- Văn bản đa phương thức: văn bản có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh.

- Văn bản miêu tả: văn bản chủ yếu dùng để miêu tả.

- Văn bản nghị luận: văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề nào đó.

- Văn bản thông tin: văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.

2. Quy định về từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình xóa mù chữ?

Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục V Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT giải thích một số từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt trong chương trình như sau:

Chương trình xóa mù chữ môn Tiếng Việt sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học viên. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng liệt kê dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn.

Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp này hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương, sao cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học viên.

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

đọc thuộc lòng (bài thơ, đoạn văn,...); kể lại (câu chuyện đã đọc, sự việc đã chứng kiến,...); nhận biết (đặc điểm kiểu văn bản, thể loại; tính toàn vẹn, chỉnh thể của văn bản; lí lẽ, bằng chứng, thông tin; biện pháp tu từ;...)

Hiểu

nhận biết, phân tích (chủ đề, thông điệp; tình cảm, cảm xúc của người viết; cách triển khai ý tưởng;...); hiểu, xác định (đề tài, thông tin, cảm hứng chủ đạo,...); phân tích (đặc điểm kiểu văn bản, thể loại;...); hiểu (chủ đề, thông tin cơ bản,...); giải thích (tác dụng của biện pháp tu từ,...); tóm tắt (các ý chính của một đoạn, nội dung của văn bản,...); nhận xét, đánh giá (nội dung, hình thức, các biện pháp nghệ thuật, cách lập luận, đề tài, cách chọn lọc và sắp xếp thông tin, thái độ và quan điểm người viết)

Vận dụng

vận dụng (kiến thức tiếng Việt, văn học, kinh nghiệm,...); so sánh (nhân vật, văn bản,...); liên hệ (văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,...); viết (đoạn văn, văn bản,...); thuyết trình, trình bày (vấn đề, ý kiến, bài giới thiệu, báo cáo nghiên cứu,...)

3. Quy định về thời lượng thực hiện chương trình ở các giai đoạn và các kỳ (theo số tiết học)?

Tiết 2.1 Tiểu mục 2 Mục V Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về thời lượng thực hiện chương trình ở các giai đoạn và các kỳ (theo số tiết học) như sau:

Giai đoạn 1 (605)

Giai đoạn 2 (372)

Kỳ 1

Kỳ 2

Kỳ 3

Kỳ 4

Kỳ 5

260

175

170

185

187

- Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe ở giai đoạn I dành thời lượng nhiều hơn cho kỹ năng đọc, ở giai đoạn II, dành thời lượng nhiều hơn cho kỹ năng viết. Cụ thể tỷ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:

Giai đoạn

Đọc

Viết

Nói và nghe

Đánh giá định kì

Giai đoạn 1

khoảng 45%

khoảng 30%

khoảng 20%

khoảng 5%

Giai đoạn 2

khoảng 35%

khoảng 40%

khoảng 20%

khoảng 5%

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đăng ký và đăng nhập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, trường mầm non bị giải thể khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, trường mầm non bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại TP Hồ Chí Minh năm học 2025-2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên nào được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương viên chức tư vấn học sinh áp dụng từ ngày 04/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch bài dạy năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch giáo dục của giáo viên năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;