Sinh viên buộc dừng học song ngành trong trường hợp nào?

Sinh viên buộc dừng học song ngành trong trường hợp nào? Sinh viên được học song ngành trong trường hợp nào? Sinh viên được đào tạo theo niên chế có được học cùng lúc hai chương trình?

Sinh viên buộc dừng học song ngành trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Học cùng lúc hai chương trình

...

3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.

...

Theo đó, các trường hợp buộc sinh viên phải dừng học song ngành gồm:

- Điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình

- Sinh viên thuộc diện cảnh báo kết quả học tập. Cụ thể, căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

+ Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

+ Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

+ Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp trên thì sinh viên buộc phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo và sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.

Sinh viên buộc dừng học song ngành trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Sinh viên được học song ngành trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về việc học cùng lúc hai chương trình như sau:

Học cùng lúc hai chương trình

1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:

a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;

b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.

...

Theo đó, đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên sẽ được đăng ký học song ngành khi cơ sở đào tạo cho phép.

Tuy nhiên, chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.

Đồng thời, tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo gồm:

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;

- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh

Sinh viên được đào tạo theo niên chế có được học cùng lúc hai chương trình?

Tại Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về học cùng lúc hai chương trình như sau:

Học cùng lúc hai chương trình

1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:

a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;

b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.

3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.

4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.

6. Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai.

Như vậy, chỉ sinh viên được đào tạo theo phương thức đào tạo theo tín chỉ mới có thể học cùng lúc hai chương trình. Cho nên, sinh viên đào tạo theo niên chế sẽ không được học cùng lúc hai chương trình.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mã trường đại học trên cả nước cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 20 tháng 11 là ngày gì? Ngày 20 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc ngày 20 tháng 11 năm 2024 ý nghĩa, ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Link vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Link thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các khối thi đại học, mã tổ hợp xét tuyển đại học mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc 20 tháng 10 dành cho cô giáo? Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đăng ký và đăng nhập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 - 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;