Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là gì? Trách nhiệm của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là gì? Những việc nào kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm không được làm? Các trường hợp kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục?

Nhờ tư vấn theo quy định mới!

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 25/11/2022) nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như sau:

a) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;

b) Độc lập về quan điểm chuyên môn, trung thực, khách quan, công bằng công khai, minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn;

c) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định, thỏa thuận hợp pháp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Trách nhiệm của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm là gì?

Theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 25/11/2022) trách nhiệm của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như sau:

a) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của kiểm định viên; tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khi thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Trong thời gian mỗi 05 năm (60 tháng) sau ngày được cấp thẻ, phải tham gia ít nhất 02 (hai) đoàn đánh giá ngoài và 01 (một) khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này tổ chức hoặc 01 (một) khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;

c) Thực hiện việc giải trình về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.

3. Những việc nào kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm không được làm?

Theo Khoản 3 Điều 5 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 25/11/2022) những việc nào kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm không được làm bao gồm:

a) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

b) Móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật;

d) Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp;

đ) Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

4. Các trường hợp kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục?

Tại Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 25/11/2022) các trường hợp kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục như sau:

1. Kiểm định viên không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục khi:

a) Đang làm việc cho tổ chức hoặc cá nhân đầu tư của cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) đang làm việc hoặc học tập tại cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Đã hoặc đang là người học, người làm việc ở cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;

d) Trong thời gian 24 tháng liền kề trước thời điểm quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài đã thực hiện tư vấn tự đánh giá cho cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Kiểm định viên không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục khi có liên quan đến phản ánh, kiến nghị đang trong thời gian được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương viên chức tư vấn học sinh áp dụng từ ngày 04/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch bài dạy năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch giáo dục của giáo viên năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch bài dạy năm học 2024 - 2025 theo Công văn 2345?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trở thành phó hiệu trưởng trường tiểu học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Một năm học họp phụ huynh mấy lần? Cha mẹ có được quyền yêu cầu tổ chức họp phụ huynh không?
lawnet.vn
Trẻ em mầm non 5 tuổi có được miễn học phí năm học 2024-2025 không?
lawnet.vn
Bộ Sách giáo khoa lớp 6 theo chương trình của BGDĐT được sử dụng trong năm học 2024-2025?
lawnet.vn
Bộ Sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình của BGDĐT được sử dụng trong năm học 2024-2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;