Ngày 20 tháng 11 là ngày gì? Ngày 20 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 20 tháng 11 là ngày gì? Ngày 20 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Căn cứ Thông tư 26-TT-1982 thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
Sau khi thoả thuận với Công đoàn giáo dục, Bộ hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
1. Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức thống nhất trong cả nước vào ngày 20 tháng 11 hàng năm trong tất cả các trường học ở các cấp, thuộc các ngành học mẫu giáo, bổ túc văn hoá, phổ thông và sư phạm.
2. a) Hàng năm, từ tháng 10, các cấp quản lý giáo dục Công đoàn giáo dục cần chủ động báo cáo với các cấp chính quyền, đoàn thể để có cuộc họp nhằm xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên; kiểm điểm việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm.
Cần chú ý những vấn đề quan trọng sau:
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đã ban hành cho giáo viên như cung cấp lương thực, thực phẩm, phân phối vải, chăm sóc sức khoẻ, điều kiệm ăn ở, làm việc, nghỉ ngơi, chế độ lương và quan tâm giáo dục, bồi dưỡng chính trị, đạo đức phát triển Đảng... để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh.
[...]
Như vậy, ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. Theo lịch Vạn niên, ngày 20 tháng 11 năm 2024 nhằm ngày 20/10/2024 âm lịch.
Ngày 20 tháng 11 là ngày gì? Ngày 20 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Giáo viên có được nhận phong bì từ phụ huynh vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không?
Căn cứ Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định tặng quà và nhận quà tặng:
Điều 22. Tặng quà và nhận quà tặng
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ Điều 4 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định đạo đức nghề nghiệp:
Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
3. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Theo đó, trong quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên thì giáo viên thực hành chống tham nhũng và giáo viên không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Như vậy, giáo viên không được nhận phong bì từ phụ huynh vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Giáo viên cần có trình độ đào tạo như thế nào?
Theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định giáo viên phải có trình độ đào tạo cụ thể như sau:
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
Như vậy, trình độ đào tạo của giáo viên được quy định như sau:
- Đối với giáo viên mầm non: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.
- Đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên
Tuy nhiên, nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì giáo viên phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.