Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp tiểu học và trung học cơ sở?

Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp tiểu học và trung học cơ sở? Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì? Giáo dục tiểu học được thực hiện trong bao lâu?

Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp tiểu học và trung học cơ sở?

Dưới đây là mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp tiểu học và trung học cơ sở:

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và trở thành người có ích cho xã hội?

Trong số những tác phẩm em đã đọc, nhân vật bé An trong truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi đã truyền cảm hứng mạnh mẽ và giúp em hướng tới lối sống tích cực. An là cậu bé mồ côi mẹ, cha bị thất lạc trong chiến tranh, nhưng cậu không gục ngã trước khó khăn mà luôn kiên cường, lạc quan, giàu lòng nhân ái. Trải qua nhiều gian truân, An học được sự dũng cảm, tinh thần đoàn kết và tình yêu thương giữa con người với con người. Chính nghị lực sống của An đã dạy em biết trân trọng những gì mình đang có, biết yêu thương gia đình, bạn bè và sẵn sàng chia sẻ với những người kém may mắn hơn. Nhân vật này giúp em nhận ra rằng dù trong hoàn cảnh nào, chỉ cần có ý chí, lòng tốt và sự cố gắng, chúng ta vẫn có thể vươn lên và trở thành người có ích cho xã hội.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Kế hoạch hành động phát triển văn hóa đọc

1. Mục tiêu:

Góp phần nâng cao thói quen và niềm yêu thích đọc sách trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật chữ in.

Giúp các em tiếp cận với nguồn tri thức phong phú, mở rộng hiểu biết và phát triển kỹ năng đọc, tư duy.

2. Đối tượng hưởng lợi:

Trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Trẻ em dân tộc thiểu số có ít cơ hội tiếp cận với sách.

Trẻ em khiếm thị, gặp khó khăn trong việc đọc chữ in.

3. Nội dung công việc thực hiện:

Xây dựng tủ sách cộng đồng: Kêu gọi quyên góp sách từ cá nhân, tổ chức, thư viện để mang đến các điểm trường, nhà văn hóa tại địa phương.

Tổ chức các buổi đọc sách tập thể: Tổ chức hoạt động kể chuyện, đọc sách cho trẻ nghe, giúp các em hứng thú hơn với sách.

Hỗ trợ trẻ em khuyết tật chữ in: Chuẩn bị sách nói, sách chữ nổi (Braille) để giúp trẻ khiếm thị có thể tiếp cận tri thức.

Khuyến khích sáng tạo nội dung đọc: Tạo sân chơi như vẽ tranh minh họa sách, viết cảm nhận về sách để phát huy khả năng tư duy của trẻ.

Kết nối với tình nguyện viên: Mời sinh viên, giáo viên, người yêu sách tham gia dạy đọc và hướng dẫn cách tiếp cận sách hiệu quả.

4. Dự kiến kết quả đạt được:

Xây dựng được ít nhất một tủ sách cho mỗi khu vực khó khăn, giúp trẻ em có cơ hội tiếp cận với sách.

Trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ dân tộc thiểu số và trẻ khuyết tật có cơ hội học hỏi nhiều hơn thông qua sách.

Hình thành thói quen đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc bền vững trong cộng đồng.

Tạo môi trường học tập vui vẻ, sáng tạo, giúp trẻ em có thêm động lực học tập và phát triển bản thân.

Kế hoạch này không chỉ giúp cá nhân em nâng cao tinh thần đọc sách mà còn lan tỏa tình yêu sách đến những người xung quanh, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh thiệt thòi.

Lưu ý: Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp tiểu học và trung học cơ sở? chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp tiểu học và trung học cơ sở?

Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 đề 1 cấp tiểu học và trung học cơ sở? (Hình từ Internet)

Giáo dục tiểu học được thực hiện trong bao lâu?

Căn cứ Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông:

Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
[...]

Theo quy định trên, giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm.

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo quy định trên, giáo dục tiểu học có mục tiêu hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;