Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia năm 2024?
Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2024? Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024? Tiêu chuẩn xếp loại học lực của học sinh lớp 12 được quy định như thế nào?
Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2024?
Thi đánh giá năng lực là một kỳ thi được tổ chức bởi các trường đại học và cao đẳng nhằm đánh giá năng lực của thí sinh theo các tiêu chí nhất định.
Kỳ thi này thường bao gồm các môn thi trắc nghiệm, kiểm tra kiến thức tổng quát, tư duy logic, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề,...
Mục tiêu của thi đánh giá năng lực là:
- Đánh giá năng lực học tập của thí sinh một cách toàn diện, không chỉ dựa trên kết quả học tập ở trường trung học phổ thông.
- Giúp các trường đại học và cao đẳng tuyển chọn được những thí sinh có năng lực phù hợp với chương trình đào tạo của trường.
Ngày 24/11, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (TT KT&ĐGCLĐT) Đại học Quốc gia TP Hồ Chí minh cho biết năm 2024, ĐHQG-HCM tiếp tục tổ chức 2 đợt thi ĐGNL trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể như sau:
(1) Thời gian đăng ký thi
- Thí sinh đăng ký thi đợt 1 dự kiến từ ngày 21/1 - 4/3/2024;
- Thí sinh đăng ký thi đợt 2 từ ngày 16/4 - 7/5/2024.
(2) Tổ chức thi đánh giá năng lực
- Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 dự kiến tổ chức vào ngày 7/4/2024 tại 23 tỉnh, thành (tăng 2 địa phương là Bình Phước và Tây Ninh so với năm 2023).
- Đợt 2 dự kiến vào ngày 2/6/2024.
(3) Công bố kết quả
- Kết quả của đợt 1 được công bố vào ngày 15/4/2024, tức khoảng sau một tuần của mỗi đợt thi.
- Kết quả của đợt 2 được công bố vào ngày 10/6/2024, tức khoảng sau một tuần của mỗi đợt thi.
Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia năm 2024? (Hình từ Internet)
Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024?
Thi đánh giá năng lực là một kỳ thi được tổ chức bởi các trường đại học và cao đẳng nhằm đánh giá năng lực của thí sinh theo các tiêu chí nhất định.
Thi đánh giá năng lực thường bao gồm các môn thi trắc nghiệm, kiểm tra kiến thức tổng quát, tư duy logic, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề,...
Thi đánh giá năng lực đã trở thành một hình thức xét tuyển quan trọng, bên cạnh kết quả học tập ở trường trung học phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức các đợt thi từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2024, thời gian dự kiến cụ thể như sau:
Đợt thi |
Ngày thi (Thứ bảy & Chủ nhật) |
Quy mô |
HSA 401 |
23-24/3/2024 |
8.000 |
HSA 402 |
06-07/4/2024 |
15.000 |
HSA 403 |
20-21/4/2024 |
15.000 |
HSA 404 |
11-12/5/2024 |
15.000 |
HSA 405 |
25-26/5/2024 |
15.000 |
HSA 406 |
01-02/6/2024 |
7.000 |
Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 dự kiến tổ chức thi tại 10 tỉnh/thành phố gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Quy mô dự kiến tổ chức cho khoảng 75.000 lượt thí sinh dự thi.
Cổng đăng ký dự thi tiếp nhận thí sinh đăng ký từ 18.2.2024. Thí sinh đăng ký dự thi tối đa 2 lượt/năm và thời gian đăng ký dự thi giữa 2 ca thi liền kề cách nhau 28 ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, cuối tuần) tùy theo nguyện vọng của thí sinh.
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 gồm 03 phần:
Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút)
Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%;
Kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%;
Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
Phần 2: Tư duy định tính (Ngữ văn – Ngôn ngữ, 50 câu hỏi – 60 phút)
Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%;
Kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%;
Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
Phần 3: Khoa học (Tự nhiên - Xã hội, 50 câu hỏi – 60 phút)
Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%, Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
Trong đó, tổng số câu hỏi chấm điểm là 150 câu hỏi gồm:
- 132 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn với 1 đáp án đúng duy nhất;
- 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Toán học;
- 3 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Vật Lý, Hóa học, Sinh học.
Về hình thức làm bài thi, thí sinh làm bài thi trực tiếp trên máy tính tại các phòng thi đủ tiêu chuẩn.
Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tiêu chuẩn xếp loại học lực của học sinh lớp 12 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn xếp loại học lực của học sinh lớp 10 được quy định như sau:
(1) Loại giỏi
- Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên;
- Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8.0 trở lên;
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên;
(2) Loại khá
- Điểm trung bình các môn học từ 6.5 trở lên;
- Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6.5 trở lên;
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên;
(3) Loại trung bình
- Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên;
- Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5.0 trở lên;
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5.0 trở lên;
(4) Loại yếu
- Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên;
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
(5) Loại kém
Các trường hợp còn lại
*Lưu ý: Quy định xếp loại lớp 12 tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT áp dụng trong năm học 2023-2024, kể từ năm học 2024-2025 trở đi sẽ áp dụng Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
Trân trọng!