Làm trợ giảng đại học cần bằng thạc sĩ không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/09/2022

Làm trợ giảng đại học cần bằng thạc sĩ không? Làm giảng viên đại học cần trình độ đào tạo bậc nào?

Xin chào ban biên tập, em tính xin vào làm trợ giảng cho giảng viên tại một trường đại học công lập, có nhiều người cũng nộp hồ sơ như em, em thấy có người có bằng thạc sĩ, vậy có cần bằng thạc sĩ để xin làm trợ giảng không? Xin được giải đáp.

    • Làm trợ giảng đại học cần bằng thạc sĩ không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Làm trợ giảng đại học cần bằng thạc sĩ không?

      Căn cứ Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23

      1. Nhiệm vụ:

      a) Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài;

      b) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

      c) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

      2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

      Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

      3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

      a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;

      b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

      c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;

      d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).

      Như vậy, bạn không cần bằng thạc sĩ để xin vào làm trợ giảng trong trường đại học mà chỉ cần bằng đại học phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy. Nếu có bằng thạc sĩ thì sẽ là một lợi thế khi xin làm trợ giảng.

      2. Làm giảng viên đại học cần trình độ đào tạo bậc nào?

      Theo Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT quy định Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03

      1. Nhiệm vụ:

      a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;

      b) Tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo;

      c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo);

      d) Tổ chức, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

      d) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;

      e) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

      g) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

      2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

      a) Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

      b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

      3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

      a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

      b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

      c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;

      d) Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;

      d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).

      Theo đó, để làm giảng viên tại trường đại học công lập cần có trình độ đào tạo thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT Tải về
    • Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn