Giảng dạy thực hành chuyên ngành đào tạo về khám bệnh của cơ sở thực hành được công nhận là giảng viên cơ hữu không?

Giảng dạy thực hành chuyên ngành đào tạo về khám bệnh của cơ sở thực hành được công nhận là giảng viên cơ hữu không? Người giảng dạy thực hành chuyên ngành đào tạo về khám bệnh của cơ sở giáo dục tại cơ sở thực hành có các quyền gì? Chào ban biên tập, tôi là bác sĩ được phân công dạy thực hành ngành, chuyên ngành đào tạo về khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hành, như vậy thì tôi có được xem là giảng viên cơ hữu không? Tôi nghe nói giảng viên cơ hữu có một số quyền lợi khác, xin được giải đáp giúp tôi.

Giảng dạy thực hành chuyên ngành đào tạo về khám bệnh của cơ sở thực hành được công nhận là giảng viên cơ hữu không? 

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành có các quyền như sau:

1. Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành có các quyền sau đây:

a) Được cơ sở giáo dục mời tham gia hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn;

b) Được công nhận là giảng viên (hoặc giáo viên) cơ hữu hoặc thỉnh giảng của cơ sở giáo dục khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục;

c) Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó khoa, bộ môn của cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và được hưởng các quyền lợi như giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục trong việc bổ nhiệm chức danh và xét tặng danh hiệu đối với nhà giáo theo quy định của pháp luật, trừ cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang;

d) Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó khoa, bộ môn của cơ sở giáo dục ngoài công lập theo quy định của pháp luật hiện hành và được hưởng các quyền lợi như giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục trong việc bổ nhiệm chức danh và xét tặng danh hiệu đối với nhà giáo theo quy định của pháp luật;

đ) Được tính thời gian giảng dạy để xem xét bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư và tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các hình thức thi đua, khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về giáo dục và thi đua khen thưởng;

e) Được chi trả thù lao và các chế độ khác (nếu có) khi tham gia hướng dẫn thực hành, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu hướng dẫn đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục.

Như vậy, anh/chị được phân công dạy thực hành ngành, chuyên ngành đào tạo về khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hành thì sẽ được công nhận là giảng viên (hoặc giáo viên) cơ hữu hoặc thỉnh giảng của cơ sở giáo dục khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục.

Người giảng dạy thực hành chuyên ngành đào tạo về khám bệnh của cơ sở giáo dục tại cơ sở thực hành có các quyền gì?

Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Nghị định 111/2017/NĐ-CP có quy định như sau:

2. Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục tại cơ sở thực hành có các quyền sau đây:

a) Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục công lập đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó các khoa chuyên môn tại cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này theo quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, trừ cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang;

b) Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục ngoài công lập đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó các khoa chuyên môn tại cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này theo quy định của pháp luật hiện hành;

c) Được cơ sở thực hành phân công tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở thực hành khi đáp ứng yêu cầu theo quy định và cơ sở thực hành có nhu cầu; được hưởng thù lao và các chế độ khác (nếu có) theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành;

d) Được xét tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú và các hình thức thi đua, khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương viên chức tư vấn học sinh áp dụng từ ngày 04/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch bài dạy năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch giáo dục của giáo viên năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch bài dạy năm học 2024 - 2025 theo Công văn 2345?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trở thành phó hiệu trưởng trường tiểu học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Một năm học họp phụ huynh mấy lần? Cha mẹ có được quyền yêu cầu tổ chức họp phụ huynh không?
lawnet.vn
Trẻ em mầm non 5 tuổi có được miễn học phí năm học 2024-2025 không?
lawnet.vn
Bộ Sách giáo khoa lớp 6 theo chương trình của BGDĐT được sử dụng trong năm học 2024-2025?
lawnet.vn
Bộ Sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình của BGDĐT được sử dụng trong năm học 2024-2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;