Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở chi tiết nhất?

Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở chi tiết nhất? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện?

Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở chi tiết nhất?

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 758/BVHTTDL-TV năm 2025 hướng dẫn đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở chi tiết nhất như sau:

Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và trở thành người có ích cho xã hội?

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Đề 2:

Câu 1: Viết tiếp lời cho một tác phẩm mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Trên đây là thông tin về Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở chi tiết nhất?

Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở chi tiết nhất?

Đề thi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở chi tiết nhất? (Hình từ Internet)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện?

Căn cứ Điều 8 Luật Thư viện 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện như sau:

1. Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.

2. Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.

4. Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.

6. Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.

Có các loại thư viện nào theo pháp luật Việt Nam?

Căn cứ Điều 9 Luật Thư viện 2019 quy định các loại thư viện:

Điều 9. Các loại thư viện
1. Thư viện bao gồm các loại sau đây:
a) Thư viện Quốc gia Việt Nam;
b) Thư viện công cộng;
c) Thư viện chuyên ngành;
d) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);
e) Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;
g) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;
h) Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
2. Thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:
a) Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản;
b) Thư viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.

Theo quy định trên, thư viện có 08 loại sau:

[1] Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.

[2] Thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân.

[3] Thư viện chuyên ngành là thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản.

[4] Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân là thư viện của các đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành quốc phòng, an ninh phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn, người đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo trong cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng.

[5] Thư viện cơ sở giáo dục đại học là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.

[6] Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục.

[7] Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp do cộng đồng dân cư thành lập tại các địa điểm sau:

- Trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, thể thao xã, phường, thị trấn;

- Điểm bưu điện văn hóa xã;

- Nhà văn hóa thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc;

- Khu chung cư;

- Nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.

[8] Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; hoạt động theo quy định của pháp luật;

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;