Để được làm hiệu trưởng trường trung học phổ thông có bắt buộc phải có thâm niên giảng dạy không?

Để được làm hiệu trưởng trường trung học phổ thông có bắt buộc phải có thâm niên giảng dạy không? Việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung học phổ thông thuộc thẩm quyền của cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông là gì?

Chào ban biên tập, tôi có vấn đề thắc mắc cần giải đáp. Hiện nay tôi đang làm giáo viên tại một trường trung học phổ thông, do hiệu trưởng cũ đã về hưu nên hiện tại nhà trường đang khuyết hiệu trưởng, hội đồng nhà trường đang họp để thống nhất hiệu trưởng mới. Ban biên tập cho tôi hỏi để được làm hiệu trưởng trường trung học phổ thông có bắt buộc phải có thâm niên giảng dạy không? Việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung học phổ thông thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn.

Để được làm hiệu trưởng trường trung học phổ thông có bắt buộc phải có thâm niên giảng dạy không?

Tại khoản 3 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường trung học như sau:

3. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.

b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Như vậy, để được làm hiệu trưởng trường trung học phổ thông thì bắt buộc phải có thâm niên dạy học ít nhất là 05 năm, trường hợp ở miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có thâm niên dạy học là 04 năm.

Hình từ Internet

Việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung học phổ thông thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

Tại khoản 4 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng trường trung học như sau:

4. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.

b) Quy trình bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

c) Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học.

Theo đó, việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung học phổ thông thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại địa phương trường trung học phổ thông đó.

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông là gì?

Tại điểm d khoản 1 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông như sau:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định tại Điều 9 Điều lệ này; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ này;

- Tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Thực hiện các quyết định hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ này. Trường hợp hiệu trưởng không nhất trí với quyết định của hội đồng trường cần xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết định của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ này;

- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh trung học phổ thông (nếu có) và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

- Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong tổ chức hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hội theo quy định của pháp luật;

- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với hiệu trưởng;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông được quy định theo pháp luật.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương viên chức tư vấn học sinh áp dụng từ ngày 04/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch bài dạy năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch giáo dục của giáo viên năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch bài dạy năm học 2024 - 2025 theo Công văn 2345?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trở thành phó hiệu trưởng trường tiểu học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Một năm học họp phụ huynh mấy lần? Cha mẹ có được quyền yêu cầu tổ chức họp phụ huynh không?
lawnet.vn
Trẻ em mầm non 5 tuổi có được miễn học phí năm học 2024-2025 không?
lawnet.vn
Bộ Sách giáo khoa lớp 6 theo chương trình của BGDĐT được sử dụng trong năm học 2024-2025?
lawnet.vn
Bộ Sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình của BGDĐT được sử dụng trong năm học 2024-2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;