Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập mới nhất năm 2025?
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập mới nhất năm 2025?
Căn cứ Điều 13 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định tổ chức thi tuyển:
Điều 13. Tổ chức thi tuyển
[...]
5. Phúc khảo bài thi
a) Việc phúc khảo bài thi phải bảo đảm an toàn, bảo mật bài thi ở tất cả các khâu: rút bài thi, bàn giao bài thi, bảo quản bài thi, chấm phúc khảo bài thi; quy trình chấm phúc chấm phúc khảo thực hiện như quy trình chấm thi.
b) Thành phần, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng phúc khảo bài thi thực hiện như thành phần, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng chấm thi quy định tại khoản 4 Điều này. Giám khảo của Hội đồng phúc khảo bài thi không trùng với giám khảo của Hội đồng chấm thi.
6. Điểm xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông là điểm tổng của các môn thi, bài thi tính theo thang điểm 10 (mười) với mỗi môn thi, bài thi. Việc công bố điểm chuẩn được thực hiện đồng thời với công bố điểm thi.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ quy định tại Quy chế này quy định cụ thể việc ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi phù hợp với điều kiện thực tế. Các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyên riêng thì thực hiện theo hướng dân của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lí hoặc thực hiện theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở.
Theo đó, điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập là điểm tổng của các môn thi, bài thi tính theo thang điểm 10 (mười) với mỗi môn thi, bài thi. Việc công bố điểm chuẩn được thực hiện đồng thời với công bố điểm thi.
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được tuyển thẳng vào lớp 10 năm 2025?
Căn cứ Điều 14 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định tuyển thẳng, chế độ ưu tiên tuyển sinh trung học phổ thông:
Điều 14. Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên tuyển sinh trung học phổ thông
1. Tuyển thẳng vào trung học phổ thông các đối tượng sau đây:
a) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở.
b) Học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người.
c) Học sinh là người khuyết tật.
d) Học sinh trung học cơ sở đạt giải cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các Bộ và cơ quan ngang Bộ tổ chức trên quy mô toàn quốc đối với các cuộc thi, kì thi, hội thi (sau đây gọi chung là cuộc thi) về văn hóa, văn nghệ, thể thao; cuộc thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
đ) Học sinh trung học cơ sở đạt giải trong các cuộc thi quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định chọn cử.
2. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên
Điểm ưu tiên được cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 (mười) đối với mỗi môn thi. Trong đó, nhóm 1: được cộng 2,0 điểm; nhóm 2 được cộng 1,5 điểm; nhóm 3 được cộng 1,0 điểm.
a) Nhóm đối tượng 1:
[...]
Theo đó, đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 năm 2025 như sau:
- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở.
- Học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người.
- Học sinh là người khuyết tật.
- Học sinh trung học cơ sở đạt giải cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các Bộ và cơ quan ngang Bộ tổ chức trên quy mô toàn quốc đối với các cuộc thi, kì thi, hội thi (sau đây gọi chung là cuộc thi) về văn hóa, văn nghệ, thể thao; cuộc thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
- Học sinh trung học cơ sở đạt giải trong các cuộc thi quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định chọn cử.
Tuyển sinh trung học phổ thông theo phương thức nào?
Căn cứ Điều 9 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định phương thức tuyển sinh trung học phổ thông:
Điều 9. Phương thức tuyển sinh trung học phổ thông
1. Hằng năm tổ chức 01 (một) lần tuyển sinh trung học phổ thông.
2. Tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo 01 (một) trong 03 (ba) phương thức: xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
a) Xét tuyển: căn cứ xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
b) Thi tuyển: thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.
c) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển: thực hiện kết hợp theo quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.
Theo đó, tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo 01 (một) trong 03 (ba) phương thức: xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển với xét tuyển.