Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ, chi tiết nhất? Hệ thống giáo dục quốc dân gồm các cấp nào?
Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ, chi tiết nhất?
Bảng tuần hoàn hóa học, hay còn gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, là một bảng tổ chức và sắp xếp các nguyên tố hóa học dựa trên các đặc tính hóa học, tính chất vật lý, và số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân).
Bảng tuần hoàn hóa học là một công cụ quan trọng trong hóa học và các ngành khoa học liên quan, giúp nhà khoa học và học sinh dễ dàng tra cứu và hiểu các nguyên tố hóa học cũng như mối liên hệ giữa chúng.
[1] Bảng tuần hoàn hóa học cho học sinh lớp 8 (Mẫu tham khảo)
[2] Bảng tuần hoàn hóa học cho học sinh lớp 9 (Mẫu tham khảo)
[3] Bảng tuần hoàn hóa học cho học sinh lớp 10 trở lên (Mẫu tham khảo)
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 3 yếu tố cơ bản là:
- Ô nguyên tố: Mỗi ô trong bảng tuần hoàn sẽ chứa một nguyên tố hóa học. Số thứ tự của ô chính là số hiệu nguyên tử của nguyên tố nằm bên trong.
- Chu kỳ: Bao gồm 7 chu kỳ, đây là dãy các nguyên tố hóa học có cùng số lớp e và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân. Số thứ tự của chu kỳ là số lớp e ngoài cùng của nguyên tố. Trong đó, chu kỳ 1, 2, 3 là chu kì nhỏ; và chu kỳ 4, 5, 6, 7 là chu kì lớn (chu kì 7 thì chưa hoàn thành).
- Nhóm nguyên tố: Là các nguyên tố hóa học có cấu hình e tương tự nhau nên giống nhau về tính chất và được xếp thành một cột. Trong đó, các nguyên tố s và p thuộc nhóm A. Còn nhóm B là các nguyên tố d và f.
Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ, chi tiết nhất? Hệ thống giáo dục quốc dân gồm các cấp nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm các cấp nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định hệ thống giáo dục quốc dân:
Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Như vậy, hệ thống giáo dục quốc dân gồm các cấp sau:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ
Phương pháp giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Giáo dục 2019 quy định yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục:
Điều 7. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Như vậy, phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.