Thành viên hợp danh có được góp vốn vào công ty khác không?

Thành viên hợp danh có được góp vốn vào công ty khác không? Quyền của thành viên hợp danh là gì?

Thành viên hợp danh có được góp vốn vào công ty khác không?

Tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định các hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh như sau:

Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Như vậy, thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác.

Tuy nhiên, nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại thì thành viên hợp danh vẫn có thể thực hiện.

Thành viên hợp danh có được góp vốn vào công ty khác không? (Hình từ Internet)

Quyền của thành viên hợp danh là gì?

Tại khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên hợp danh bao gồm:

- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

- Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

- Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;

- Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;

- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

- Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

- Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Nghĩa vụ của thành viên hợp danh là gì?

Tại khoản 2 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định nghĩa vụ của thành viên hợp danh là:

- Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;

- Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

- Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

- Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;

- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

- Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

- Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy ủy quyền thành lập hộ kinh doanh chuẩn pháp lý năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa điểm kinh doanh có nộp lệ phí môn bài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2024 của doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 80?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã?
lawnet.vn
Năm 2025, các ngành nào không thuộc phạm vi điều tra doanh nghiệp?
lawnet.vn
07 nội dung thu thập để điều tra doanh nghiệp năm 2025?
lawnet.vn
Mẫu 02/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo từng lần phát sinh?
lawnet.vn
Mẫu 04/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu?
lawnet.vn
Mẫu 03/TNDN-DK tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;