Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?

Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào? Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì? Quy định của nhà nước về quy trình thành lập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập? Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?

Mong được giải đáp!

1. Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như :

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ngoài đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.

2. Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì? 

Tại Điều 8 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định về thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau: 

Thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với các quy định pháp lý, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia; làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định, đảm bảo tính hiệu quả của việc thành lập doanh nghiệp.

Người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu là người đề nghị thành lập doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.

3. Quy định quy trình thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập?

Tại Điều 9 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định về quy trình thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập như sau: 

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập 07 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.

2. Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính và các cơ quan, tổ chức liên quan (trong trường hợp cần thiết).

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.

Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.

4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập doanh nghiệp.

4. Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định về mức vốn điều lệ của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:

1. Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.

2. Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.

3. Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/6/2025, tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử phải bảo mật thông tin hóa đơn?
Hỏi đáp Pháp luật
5 trường hợp bắt buộc sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền từ 01/6/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 3 năm 2025 là khi nào theo Nghị định 82?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 02 năm 2025 là khi nào theo Nghị định 82?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 81/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều tra doanh nghiệp 2025: 35 loại phiếu điều tra áp dụng cho doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp/chi nhánh hạch toán độc lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hải quan ấn định thuế trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;