Tài sản cố định là gì? Tài sản cố định gồm những nhóm nào?

Tài sản cố định là gì? Tài sản cố định gồm những nhóm nào? Trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp nào? Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp nào?

Tài sản cố định là gì? Tài sản cố định gồm những nhóm nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định như sau:

Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

2. Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

3. Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

...

Như vậy, tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và không bị tiêu thụ hoặc phá hủy trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Tài sản cố định được chia thành 3 nhóm chính:

[1] Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

[2] Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

[3] Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.

Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.

Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Tài sản cố định là gì? Tài sản cố định gồm những nhóm nào? (Hình từ Internet)

Trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

1. Các phương pháp trích khấu hao:

a) Phương pháp khấu hao đường thẳng.

b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

2. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

a) Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

...

Theo đó, trích khấu hao tài sản cố định theo 03 phương pháp sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

- Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:

+ Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

+ Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

- Đầu tư nâng cấp TSCĐ.

- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.

+ Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hải quan ấn định thuế trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trên ứng dụng eTax Mobile nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngưỡng tiền thuế nợ bị tạm hoãn xuất cảnh chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo 41/TB-CT năm 2025 tạm dừng các hệ thống thuế điện tử phục vụ việc nâng cấp đáp ứng tái cơ cấu, sắp xếp các cơ quan Thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 06-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế theo Thông tư 86?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên bị tạm hoãn xuất cảnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là gì? Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;