Sửa đổi mức giá trần dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động từ ngày 15/05/2024?

Mức giá trần dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động từ ngày 15/05/2024 được quy định như thế nào?

Sửa đổi mức giá trần dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động từ ngày 15/05/2024?

Tại Điều 7 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 15/05/2024) có quy định từ ngày 15/05/2024, mức giá trần dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động được quy định như sau:

- Mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc.

- Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.

Sửa đổi mức giá trần dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động từ ngày 15/05/2024? (Hình từ Internet)

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao lâu?

Tại Điều 57 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bên bảo lãnh và doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp ấn định tính từ thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông báo của doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động.

Như vậy, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ do bên bảo lãnh và doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp thỏa thuận.

Trong trường hợp không có thỏa thuận thì doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp sẽ ấn định tính từ thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông báo của doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động.

Khi nào thì doanh nghiệp có thể đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?

Tại điểm c khoản 1 và điểm i khoản 2 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ như sau:

Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ

1. Doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây:

...

c) Đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp dịch vụ đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động, người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng hoặc kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

...

2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

...

i) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;

...

Theo đó, trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp dịch vụ có thể thanh lý hợp đồng.

Trong thời hạn 180 ngày doanh nghiệp dịch vụ có thể đơn phương thanh lý hợp đồng khi:

+ Đã thông báo bằng thư cho người lao động 03 lần mà người lao động hoặc người được ủy quyền hợp pháp không đến thanh lý hợp đồng lao động.

+ Kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng.

Thời hạn thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu ngày?

Tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH có quy định thời hạn thanh lý hợp đồng bảo lãnh như sau:

Thanh lý hợp đồng bảo lãnh

1. Thời hạn thanh lý hợp đồng bảo lãnh là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chấm dứt bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh được lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong văn bản hủy bỏ việc bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh, trong đó ghi rõ mức độ thực hiện những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh của các bên, trách nhiệm của các bên (nếu có) do phải thanh lý hợp đồng.

Như vậy, thời hạn thanh lý hợp đồng bảo lãnh là 30 ngày kể từ ngày chấm dứt bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Địa điểm kinh doanh có nộp lệ phí môn bài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2024 của doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 80?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã?
lawnet.vn
Năm 2025, các ngành nào không thuộc phạm vi điều tra doanh nghiệp?
lawnet.vn
07 nội dung thu thập để điều tra doanh nghiệp năm 2025?
lawnet.vn
Mẫu 02/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo từng lần phát sinh?
lawnet.vn
Mẫu 04/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu?
lawnet.vn
Mẫu 03/TNDN-DK tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp?
lawnet.vn
Quản tài viên là gì? Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;