Danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra?

Danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra? Doanh nghiệp có quyền gì?

Danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra?

Căn cứ Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1706/QĐ-BKHĐT năm 2024 quy định danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra bao gồm:

1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

2. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

3. Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT-Vinaphone)

4. Công ty cổ phần FPT

5. Tổng công ty Viễn thông MobiFone

6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam

7. Tập đoàn Bảo Việt

8. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh

9. Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam

10. Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam

11. Công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife

12. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

13. Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI)

14. Công ty TNHH bảo hiểm Dai - Ichi life

15. Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam)

16. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

17. Tổng công ty Hàng không Việt Nam

18. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

19. Công ty cổ phần Hàng không Vietjet

20. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

21. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

22. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

23. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

24. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu

25. Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín

26. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

27. Ngân hàng TMCP Á Châu

28. Ngân hàng TMCP Đông Á

29. Ngân hàng TMCP Sài gòn

30. Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội

31. Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh

32. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

33. Ngân hàng TNHH một thành viên Dầu khí toàn cầu

34. Ngân hàng TNHH một thành viên Đại Dương

35. Ngân hàng TNHH một thành viên Xây dựng

36. Ngân hàng TMCP An Bình

37. Ngân hàng TMCP Bảo Việt

38. Ngân hàng TMCP Bản Việt

39. Ngân hàng TMCP Bắc Á

40. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

41. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

42. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

43. Ngân hàng TMCP Hàng Hải

44. Ngân hàng TMCP Kiên Long

45. Ngân hàng TMCP Nam Á

46. Ngân hàng TMCP Phương Đông

47. Ngân hàng TMCP Quốc Tế

48. Ngân hàng TMCP Quốc dân

49. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín

50. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

51. Ngân hàng TMCP Tiên Phong

52. Ngân hàng TMCP Việt Á

53. Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển

54. Ngân hàng Chính sách xã hội

55. Ngân hàng Phát triển Việt Nam

56. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

57. Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông

58. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

59. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội

60. Tập đoàn công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)

61. Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel

62. Ngân hàng TMCP Quân đội

63. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

64. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra?

Danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra? (Hình từ internet)

Doanh nghiệp có quyền gì?

Căn cứ Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có các quyền sau:

- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

- Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

- Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi nào?

Căn cứ Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Theo đó, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh

- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định

- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ

- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;