Đã có Thông tư 37 quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình?

Đã có Thông tư 37 quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình hay chưa? Ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét các yếu tố nào?

Đã có Thông tư 37 quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình?

Ngày 16/05/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình.

Thông tư 37/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 đồng thời thay thế Thông tư 06/2014/TT-BTC.

Tại Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định các loại tài sản vô hình như sau:

[1] Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

[2] Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản.

[3] Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.

[4] Các tài sản vô hình khác thỏa mãn các điều kiện sau:

- Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình

- Có khả năng tạo thu nhập từ tài sản vô hình

- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được bằng tiền

Đã có Thông tư 37 quy định Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình? (Hình từ Internet)

Ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét các yếu tố nào?

Căn cứ Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình :

Ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình 

1. Tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ, chức năng, kinh tế như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của tài sản vô hình, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự. Tuổi đời kinh tế có thể là một khoảng thời gian hữu hạn hoặc vô hạn. 

2. Khi ước tính tuổi đời kinh tế cần xem xét các yếu tố sau: 

a) Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ; 

b) Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định giá; 

c) Quyết định của tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá; 

...

Như vậy, ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét các yếu tố sau:

- Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ

- Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định giá

- Quyết định của tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá

- Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn với tài sản vô hình cần thẩm định giá

- Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời của các tài sản vô hình tương tự hoặc hiệu quả hơn, dẫn tới sự lỗi thời chức năng, lỗi thời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định giá; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác

- Các kết quả thống kê, phân tích (nếu có) liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá

- Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định giá

Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định những dòng doanh thu kỳ vọng được tạo ra liên quan đến việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá;

Bước 2: Xác định dòng thu nhập ròng sau khi đã trừ chi phí nguyên vật liệu và lao động, khoản trích khấu hao (nếu có), chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, các chi phí khác, thuế doanh nghiệp (nếu có)

Bước 3: Xác định khoản đóng góp của các tài sản đóng góp vào phần thu nhập có được liên quan tới việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Bước 4: Xác định phần thu nhập ròng được tạo ra từ riêng tài sản vô hình cần thẩm định giá bằng cách loại trừ khỏi dòng thu nhập ròng phần tiền sử dụng vốn phân bổ cho các tài sản khác ra, đồng thời cộng thêm phần trích khấu hao của tài sản đóng góp là tài sản cố định để có được dòng tiền ròng tạo ra từ tài sản vô hình cần thẩm định giá

Bước 5: Xác định giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá bằng cách sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp để quy về hiện tại phần thu nhập ròng được tạo ra từ riêng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Địa điểm kinh doanh có nộp lệ phí môn bài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2024 của doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 80?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã?
lawnet.vn
Năm 2025, các ngành nào không thuộc phạm vi điều tra doanh nghiệp?
lawnet.vn
07 nội dung thu thập để điều tra doanh nghiệp năm 2025?
lawnet.vn
Mẫu 02/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo từng lần phát sinh?
lawnet.vn
Mẫu 04/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu?
lawnet.vn
Mẫu 03/TNDN-DK tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp?
lawnet.vn
Quản tài viên là gì? Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;