Xin chào các luật sư, tôi muốn hỏi tôi hiện đang là thành viên hợp danh của một công ty hợp danh do tôi và một người nữa thành lập nên. Hiện nay công ty đang ổn định. Hiện tại tôi muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh nữa thì có được không?

"> Xin chào các luật sư, tôi muốn hỏi tôi hiện đang là thành viên hợp danh của một công ty hợp danh do tôi và một người nữa thành lập nên. Hiện nay công ty đang ổn định. Hiện tại tôi muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh nữa thì có được không?

">

Có được thành lập, làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay không?

Xin chào các luật sư, tôi muốn hỏi tôi hiện đang là thành viên hợp danh của một công ty hợp danh do tôi và một người nữa thành lập nên. Hiện nay công ty đang ổn định. Hiện tại tôi muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh nữa thì có được không?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Trong đó, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi chung là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Tại Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:

"Điều 175. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại."

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp thì bạn hiện đang là thành viên hợp danh của một công ty hợp danh do bạn và một người nữa đứng ra thành lập, nên về nguyên tắc bạn không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân. Đồng nghĩa, bạn không được thành lập doanh nghiệp tư nhân vào lúc này.

Tuy nhiên, bạn có thể thỏa thuận với thành viên hợp danh còn lại của công ty. Trường hợp thành viên hợp danh còn lại của công ty đồng ý thì bạn có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy ủy quyền thành lập hộ kinh doanh chuẩn pháp lý năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa điểm kinh doanh có nộp lệ phí môn bài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm 2024 của doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo Thông tư 80?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã?
lawnet.vn
Năm 2025, các ngành nào không thuộc phạm vi điều tra doanh nghiệp?
lawnet.vn
07 nội dung thu thập để điều tra doanh nghiệp năm 2025?
lawnet.vn
Mẫu 02/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo từng lần phát sinh?
lawnet.vn
Mẫu 04/TNDN tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với phương pháp tỷ lệ trên doanh thu?
lawnet.vn
Mẫu 03/TNDN-DK tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;