Ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia từ ngày 15/02/2024?

Ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia từ ngày 15/02/2024? Quy trình thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thực hiện như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh được quy định như thế nào?

Ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia từ ngày 15/02/2024?

Ngày 28/12/2023, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 40/2023/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2024) ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Theo Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 40/2023/TT-BCT điều chỉnh những nội dung sau:

[1] Quy định về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về vụ việc hạn chế cạnh tranh, bao gồm:

- Xử lý vụ việc

- Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc

- Tham gia tố tụng hành chính và các hoạt động khác có

liên quan.

[2] Các quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gồm:

- Các thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

- Bộ máy giúp việc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thực hiện theo quy định Luật Cạnh tranh 2018, Nghị định 03/2023/NĐ-CP và các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

[3] Các hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không thuộc phạm vi tại mục [1] thực hiện theo các quy định hiện hành và Quy chế làm việc do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành.

Ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia từ ngày 15/02/2024? (Hình từ Internet)

Quy trình thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thực hiện như thế nào?

Theo Điều 5 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 40/2023/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2024) quy định về thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh như sau:

Bước 1: Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

Bước 3: Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban Thư ký các Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có trách nhiệm chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh cho các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh được quy định như thế nào?

Theo Điều 6 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 40/2023/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2024) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo các hình thức quy định tại Điều 7 Quy chế này.

2. Nghiên cứu tài liệu, báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh để tham gia thảo luận, biểu quyết tại các phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Ý kiến thảo luận tại phiên họp có thể được gửi bằng văn bản trước phiên họp, trừ phiên họp phải có ý kiến biểu quyết.

3. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hỗ trợ về thông tin, tài liệu phục vụ việc xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bằng văn bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.

Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh được quy định như sau:

[1] Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

[2] Nghiên cứu tài liệu, báo cáo điều tra, kết luận điều tra và hồ sơ vụ việc hạn chế cạnh tranh để tham gia thảo luận, biểu quyết tại các phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

[3] Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hỗ trợ về thông tin, tài liệu phục vụ việc xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều tra doanh nghiệp 2025: 35 loại phiếu điều tra áp dụng cho doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp/chi nhánh hạch toán độc lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hải quan ấn định thuế trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trên ứng dụng eTax Mobile nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngưỡng tiền thuế nợ bị tạm hoãn xuất cảnh chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo 41/TB-CT năm 2025 tạm dừng các hệ thống thuế điện tử phục vụ việc nâng cấp đáp ứng tái cơ cấu, sắp xếp các cơ quan Thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 06-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế theo Thông tư 86?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên bị tạm hoãn xuất cảnh?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;