Bán đồ ăn vặt online trên mạng xã hội có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Bán đồ ăn vặt online trên mạng xã hội có cần phải đăng ký kinh doanh không? Người kinh doanh online trên mạng xã hội cần có những trách nhiệm nào?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi đang có ý định nhập những đồ ăn vặt của Trung Quốc về để kinh doanh nhưng là trên nền tảng facebook và tiktok chứ không mở shop. Tôi thắc mắc là bán đồ ăn vặt online trên mạng xã hội thì có cần phải đăng ký kinh doanh không? Khi kinh doanh online trên mạng xã hộ người kinh doanh cần có những trách nhiệm gì?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

1. Bán đồ ăn vặt online trên mạng xã hội có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định giải thích từ ngữ như sau:

Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Theo Khoản 1 Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như sau:

1. Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

Như vậy, theo quy định trên người bán quà vặt không có địa điểm cố định mà mỗi ngày người đấy phải tự mình làm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động thì sẽ không cần phải đăng ký kinh doanh. Bạn bán đồ ăn vặt online trên mạng xã hội thì không cần phải đăng ký kinh doanh vì:

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh sẽ do bạn tự làm mỗi ngày.

Thứ hai, bạn chỉ kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội là facebook, tiktok chứ không có website riêng.

2. Người kinh doanh online trên mạng xã hội cần có những trách nhiệm nào?

Căn cứ Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như sau:

1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

3. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

4. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

5. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.

6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Do đó, khi bạn kinh doanh online trên mạng xã hội thì trên đây là những trách nhiệm bạn cần phải thực hiện.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/6/2025, tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử phải bảo mật thông tin hóa đơn?
Hỏi đáp Pháp luật
5 trường hợp bắt buộc sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền từ 01/6/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 3 năm 2025 là khi nào theo Nghị định 82?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 02 năm 2025 là khi nào theo Nghị định 82?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 81/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều tra doanh nghiệp 2025: 35 loại phiếu điều tra áp dụng cho doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp/chi nhánh hạch toán độc lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hải quan ấn định thuế trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;