Nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/10/2016

Nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em đang quan tâm và tìm hiểu một số tài liệu về lĩnh vực tố tụng hành chính. Em có một thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc đối thoại. Em xin chân thành cảm ơn.

    • Nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 134 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

      Theo đó, nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

      1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các Điều 135, 198 và 246 của Luật Tố tụng Hành chính 2015.

      2. Việc đối thoại phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

      a) Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;

      b) Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ;

      c) Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn