Trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Tôi mới được nhận công tác ở huyện vùng cao Hà Giang muốn hỏi chính sách trợ giúp pháp lý cho một số xã vùng khó khăn (theo Quyết định 30/2012). Để thực hiện chính sách này thì định mức trợ giúp pháp lý hiện nay có gì thay đổi không và cụ thể như thế nào, mong luật sư chỉ dẫn?

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006 và Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Quyết định số 59 ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013- 2020 như sau: Tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn: 8.000.000đ/xã/năm; 3.000.000đ/thôn, bản/năm. Thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt CLB trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn: 6.000.000đ/xã/năm (500.000đ/xã/lần sinh hoạt/tháng); 2.000.000đ/thôn, bản/năm. Biên soạn, in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác; thu và sao băng cát-xét, đĩa CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số: 2.000.000đ/xã/năm; 500.000đ/thôn, bản/năm. Đặt bảng thông tin, hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở UBND, trung tâm bưu điện, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa, đồn biên phòng đóng trên địa bàn các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn: 3.000.000đ/xã/lần (2 lần/8 năm); 1.000.000đ/thôn, bản/lần (2 lần/8 năm). Cung cấp Báo Pháp luật Việt Nam cho UBND và CLB trợ giúp pháp lý các xã nghèo: Theo giá phát hành của Báo Pháp luật Việt Nam. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý để cập nhật kiến thức pháp luật mới và nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, thành viên ban chủ nhiệm CLB trợ giúp pháp lý: 5.000.000đ/xã/năm. Hỗ trợ học phí cho viên chức của trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước các tỉnh có các xã nghèo tham gia khóa đào tạo nghề luật sư tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý: Theo quy định hiện hành về mức học phí của Học viện Tư pháp (số lượng hỗ trợ: 3 người/trung tâm/năm). Hỗ trợ học phí bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo: Theo quy định hiện hành về mức học phí của từng khóa đào tạo tiếng dân tộc (số lượng hỗ trợ: 2 người/trung tâm/năm). Trên đây là những quy định chung về định mức hỗ trợ tài chính để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Đối với các xã được công nhận là xã ngheo theo Quyết 30/2012 cũng được thực hiện chính sách trợ giúp theo Quyết định số 59/2012 như đã nêu trên..

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
10 tháng 10 là ngày gì? Luật sư có quyền và nghĩa vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/11/2024, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng 2 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 09/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý?
lawnet.vn
Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho đối tượng nào? Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì?
lawnet.vn
Những trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp? Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào?
lawnet.vn
32 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư được quy định như thế nào?
lawnet.vn
Chính thức: Thi tuyển, xét tuyển công chức không cần nộp phiếu lý lịch tư pháp?
lawnet.vn
Lập vi bằng là gì? Lập vi bằng ở đâu? Nội dung chủ yếu của vi bằng gồm những gì?
lawnet.vn
Thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề luật sư khóa 6 lần 2 năm 2024 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
lawnet.vn
Tuyển sinh lớp đào tạo nghề thừa phát lại Học viện Tư pháp khóa 9 lần 2 năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;