Tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối không có lý do chính đáng thì bị xử phạt bao nhiêu?

Cho tôi hỏi tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối không có lý do chính đáng thì bị xử phạt bao nhiêu? Câu hỏi từ anh Hà (Ninh Bình)

Tổ chức hành nghề công chứng được thành lập trên nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 18 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng:

Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng

1. Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật này

2. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, tổ chức hành nghề công chứng được thành lập trên các nguyên tắc sau:

- Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định;

- Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

- Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối không có lý do chính đáng thì bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự mà từ chối không có lý do chính đáng thì bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng:

Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;

b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;

c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;

d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;

đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;

e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;

g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;

h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;

i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;

k) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;

l) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;

m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;

n) Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.

...

Như vậy, tổ chức hành nghề công chứng tư chối tiếp nhận người tập sự do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với tổ chức. (Quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)

Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-BTP quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự như sau:

- Phân công công chứng viên đủ điều kiện hướng dẫn tập sự và chịu trách nhiệm về việc phân công đó;

- Thường xuyên theo dõi để xử lý kịp thời các trường hợp công chứng viên không còn đủ điều kiện hướng dẫn tập sự hoặc người tập sự không còn đủ điều kiện tập sự.

- Lập, quản lý, sử dụng Sổ theo dõi tập sự hành nghề công chứng của tổ chức hành nghề công chứng theo từng năm.

- Sổ theo dõi tập sự phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ và được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.

- Xem xét, quyết định việc công chứng viên từ chối hướng dẫn tập sự, việc thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự.

- Quản lý người tập sự trong quá trình tập sự tại tổ chức mình;

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của công chứng viên hướng dẫn tập sự;

- Bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tập sự.

- Báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc nhận tập sự và hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình theo định kỳ hằng năm.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với người tập sự, theo quy định.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho đối tượng nào? Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì?
lawnet.vn
Những trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp? Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào?
lawnet.vn
32 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư được quy định như thế nào?
lawnet.vn
Chính thức: Thi tuyển, xét tuyển công chức không cần nộp phiếu lý lịch tư pháp?
lawnet.vn
Lập vi bằng là gì? Lập vi bằng ở đâu? Nội dung chủ yếu của vi bằng gồm những gì?
lawnet.vn
Thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề luật sư khóa 6 lần 2 năm 2024 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
lawnet.vn
Tuyển sinh lớp đào tạo nghề thừa phát lại Học viện Tư pháp khóa 9 lần 2 năm 2024?
lawnet.vn
Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
lawnet.vn
Năm 2024 cá nhân làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?
lawnet.vn
Có được ủy quyền cho người khác làm thay phiếu lý lịch tư pháp không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;