Tiêu chuẩn, điều kiện người dịch và ngôn ngữ phổ biến trong hợp đồng, giao dịch

Tiêu chuẩn, điều kiện người dịch và ngôn ngữ phổ biến trong hợp đồng, giao dịch được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Oanh, đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Cho tôi hỏi: Tiêu chuẩn, điều kiện người dịch và ngôn ngữ phổ biến trong hợp đồng, giao dịch được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.     

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì tiêu chuẩn, điều kiện người dịch và ngôn ngữ phổ biến trong hợp đồng, giao dịch được quy định như sau:  

1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, người dịch phải có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A tốt nghiệp thạc sỹ luật quốc tế tại Trung Quốc, chương trình học bằng tiếng Trung thì ông A đủ tiêu chuẩn để được dịch tiếng Trung Quốc; ông Nguyễn Văn B tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Nhật Bản nhưng chương trình học bằng tiếng Anh thì ông B chỉ đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Anh (không được dịch tiếng Nhật Bản).

2. Ngôn ngữ phổ biến được hiểu là ngôn ngữ được thể hiện trên nhiều giấy tờ, văn bản được sử dụng tại Việt Nam và nhiều người Việt Nam có thể dịch ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Ví dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban Nha. Những ngôn ngữ không phổ biến là loại ngôn ngữ ít được thể hiện trên giấy tờ, văn bản sử dụng tại Việt Nam và có ít người có thể dịch được ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Ví dụ: tiếng Ả Rập, tiếng Ấn Độ, tiếng Mông Cổ...

Trên đây là nội dung tư vấn về tiêu chuẩn, điều kiện người dịch và ngôn ngữ phổ biến trong hợp đồng, giao dịch. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 20/2015/TT-BTP.

Trân trọng!         

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng từ ngày 11/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 148/QĐ-HĐCCVTQ năm 2025 về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chứng viên từ ngày 10/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể xuất trình Căn cước điện tử để làm thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên chỉ hành nghề đến năm 70 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian tập sự hành nghề công chứng được thống nhất chung là 12 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Công chứng 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;