Thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý như thế nào?
Thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý như thế nào? Thủ tục đề nghị thanh toán thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là gì? Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý là gì?
Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.
Thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý như thế nào?
Tại Điều 14 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
1. Sở Tư pháp thanh toán thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Mức thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý chi trả cho tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được thực hiện tương ứng theo mức chi trả cho luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Hình từ Internet
Thủ tục đề nghị thanh toán thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là gì?
Tại Điều 15 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục đề nghị thanh toán thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
1. Đối với hình thức thanh toán theo buổi làm việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý gửi Trung tâm hoặc Chi nhánh các loại giấy tờ sau:
a) Bảng kê thời gian thực tế đã thực hiện theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến làm việc hoặc gặp gỡ;
b) Bảng kê chi phí thực hiện trợ giúp pháp lý kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành về tài chính.
2. Đối với hình thức thanh toán theo khoán chi vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý gửi Trung tâm hoặc Chi nhánh các loại giấy tờ sau:
a) Bảng kê công việc đã thực hiện theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến làm việc hoặc gặp gỡ;
b) Bảng kê chi phí thực hiện trợ giúp pháp lý kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành về tài chính.
3. Đối với đề nghị thanh toán vụ việc tư vấn pháp luật, luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý gửi Trung tâm hoặc Chi nhánh văn bản tư vấn pháp luật.
4. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý khi đề nghị thanh toán vụ việc trợ giúp pháp lý theo buổi làm việc hoặc theo khoán chi vụ việc gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi ký hợp đồng các giấy tờ sau:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này;
b) Văn bản đề nghị thanh toán.
5. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý khi đề nghị thanh toán vụ việc tư vấn pháp luật gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi ký hợp đồng các giấy tờ sau:
a) Văn bản tư vấn pháp luật;
b) Văn bản đề nghị thanh toán.
Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý là gì?
Tại Điều 16 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý như sau:
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Trợ giúp pháp lý, nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi chung là cộng tác viên) và nhất trí với các nội dung cơ bản của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp thì gửi 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm ở địa phương nơi mình cư trú. Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị làm cộng tác viên theo mẫu;
b) Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;
c) Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm.
2. Việc nộp hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở Trung tâm, người đề nghị làm cộng tác viên nộp các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;
b) Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ quy định tại điểm a, và điểm c khoản 1 Điều này, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;
c) Trường hợp gửi qua fax, hình thức điện tử, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này đến Trung tâm.
3. Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm lựa chọn hồ sơ trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét cấp thẻ cộng tác viên. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho người đề nghị làm cộng tác viên và thông báo rõ lý do bằng văn bản.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ cộng tác viên theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành. Bộ Tư pháp cấp phôi thẻ cộng tác viên.
Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị làm cộng tác viên. Người bị từ chối có quyền khiếu nại đối với việc từ chối cấp thẻ cộng tác viên. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trân trọng!