Những đối tượng nào thực hiện tư vấn pháp luật? Tiêu chuẩn của tư vấn viên pháp luật là gì?

Những đối tượng nào thực hiện tư vấn pháp luật? Tiêu chuẩn của tư vấn viên pháp luật là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm đối với tư vấn viên pháp luật là gì?

Những đối tượng nào thực hiện tư vấn pháp luật?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định người thực hiện tư vấn pháp luật:

Người thực hiện tư vấn pháp luật

Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:

1. Tư vấn viên pháp luật;

2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;

3. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;

Như vậy, đối tượng thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:

- Tư vấn viên pháp luật

- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật

- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật

Những đối tượng nào thực hiện tư vấn pháp luật? Tiêu chuẩn của tư vấn viên pháp luật là gì? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của tư vấn viên pháp luật là gì?

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định tư vấn viên pháp luật:

Tư vấn viên pháp luật

1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

b) Có Bằng cử nhân luật;

c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.

Theo đó, tư vấn viên pháp luật phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt.

- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.

- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với tư vấn viên pháp luật là gì?

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về người thực hiện tư vấn pháp luật như sau:

Người thực hiện tư vấn pháp luật

Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:

1. Tư vấn viên pháp luật;

2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;

3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Nghiêm cấm tổ chức tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn pháp luật thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;

b) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi;

c) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

d) Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc, tiết lộ thông tin về vụ việc, về cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tư vấn pháp luật thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện tư vấn pháp luật;

b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc;

c) Cản trở hoạt động tư vấn pháp luật.

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm đối với tư vấn viên pháp luật đó là:

- Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

- Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi.

- Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

- Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc, tiết lộ thông tin về vụ việc, về cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho đối tượng nào? Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì?
lawnet.vn
Những trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp? Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào?
lawnet.vn
32 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư được quy định như thế nào?
lawnet.vn
Chính thức: Thi tuyển, xét tuyển công chức không cần nộp phiếu lý lịch tư pháp?
lawnet.vn
Lập vi bằng là gì? Lập vi bằng ở đâu? Nội dung chủ yếu của vi bằng gồm những gì?
lawnet.vn
Thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề luật sư khóa 6 lần 2 năm 2024 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
lawnet.vn
Tuyển sinh lớp đào tạo nghề thừa phát lại Học viện Tư pháp khóa 9 lần 2 năm 2024?
lawnet.vn
Đơn khởi kiện dân sự phải có các nội dung chính nào?
lawnet.vn
Năm 2024 cá nhân làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?
lawnet.vn
Có được ủy quyền cho người khác làm thay phiếu lý lịch tư pháp không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;