Di chúc được lập lại có hiệu lực pháp luật hay không

Tôi là con duy nhất trong gia đình, lúc còn khỏe mạnh cha tôi có lập di chúc để lại cho người con thứ 3 của tôi thừa kế diện tích đất là 6000 m2 (có cơ quan chức năng của Tỉnh xác nhận). Đến năm 1995 con thứ 3 của tôi qua đời nên cha tôi về sống cùng tôi. Năm 1996 cha tôi lập di chúc lần 2, trong di chúc ông nêu rõ diện tích 4000 m2 cho cháu (con của con trai thứ ba của tôi). Còn lại 2000 m2 ông giao lại cho tôi để nuôi ông khi tuổi già (di chúc lập lần 2 có chính quyền địa phương xã xác nhận). Tôi xin hỏi tôi có quyền thừa hưởng diện tích đất là 2000 m2 theo di chúc mà cha tôi lập lần 2 không?

Theo quy định tại điều 633, điều 646, điều 667 Bộ luật dân sự năm 2005, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
 
Điều 662 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào;  trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật; trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ".
 Điều 658 Bộ luật dân sự 2005 quy định cơ quan chứng thực di chúc là cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã, phường, thị trấn.
 
Như vậy, khi cha của bạn còn sống thì di chúc lập lần 1 chưa có hiệu lực và cha của bạn có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện pháp lý của di chúc, việc sửa đổi, bổ sung di chúc phải tuân thủ đầy đủ quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc và công chứng di chúc như đã nêu trên. (Khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng quy định: "Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trong trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đó biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc").
 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng từ ngày 11/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 148/QĐ-HĐCCVTQ năm 2025 về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chứng viên từ ngày 10/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể xuất trình Căn cước điện tử để làm thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên chỉ hành nghề đến năm 70 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian tập sự hành nghề công chứng được thống nhất chung là 12 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Công chứng 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;