Đấu giá viên được làm Thừa phát lại hay không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/07/2022

Đấu giá viên được làm Thừa phát lại hay không? Cần bao nhiêu năm công tác để đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm Thừa phát lại?

Hiện em trai mình đang học đấu giá viên để ra hành nghề đấu giá tài sản. Được biết em mình cũng thích nghề Thừa phát lại, mình có quen người bạn làm bên Thừa phát lại, mình tính giới thiệu em mình làm Thừa phát lại theo vụ việc đồng thời hành nghề đấu giá tài sản. Cho mình hỏi là em mình vừa làm đấu giá viên vừa làm thừa phát lại được không? Xin cảm ơn!

    • Đấu giá viên được làm Thừa phát lại hay không?
      (ảnh minh họa)
    • Đấu giá viên được làm Thừa phát lại hay không?

      Căn cứ Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định những việc Thừa phát lại không được làm như sau:

      1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

      2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

      3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

      4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

      5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

      Theo đó, khi em bạn là đấu giá viên, đang hành nghề đấu giá tài sản thì sẽ không được làm Thừa phát lại nên em bạn không thể vừa hành nghề đấu giá tài sản vừa làm Thừa phát lại theo vụ việc.

      Cần bao nhiêu năm công tác để được bổ nhiệm Thừa phát lại?

      Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

      1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

      2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

      3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

      4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

      5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

      Như vậy, cần 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật công tác pháp luật từ 03 năm trở lên và đáp ứng các điều kiện trên thì mới đủ điều kiện làm Thừa phát lại.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn