Đã có Thông tư quy định về giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công?
Thông tư quy định vê giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công là Thông tư nào? Quy trình giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công gồm có những bước nào?
Đã có Thông tư quy định về giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công?
Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Theo đó, 11 lĩnh vực giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công và xã hội là:
- Lao động, tiền lương.
- Việc làm.
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm).
- An toàn, vệ sinh lao động.
- Người có công.
- Bảo trợ xã hội.
- Trẻ em.
- Phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Bình đẳng giới.
- Bảo hiểm xã hội; trừ vụ việc giám định trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH.
Đã có Thông tư quy định về giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công? (Hình từ Internet)
Quy trình giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công gồm có những bước nào?
Tại Điều 12 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH có quy định quy trình giám định tư pháp gồm 4 bước là:
Bước 1: Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có);
Bước 2: Chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp;
Bước 3: Thực hiện giám định tư pháp;
Bước 4: Kết luận giám định tư pháp.
Thời hạn giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công từ 02 lĩnh vực trở lên là bao nhiêu ngày?
Tại Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH có quy định thời gian giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội như sau:
Thời hạn giám định tư pháp cho từng loại việc cụ thể trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
1. Thời hạn tối đa là 03 tháng đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng đối với:
a) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.
b) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 lĩnh vực trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Như vậy, thời hạn giám định tối đa đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 lĩnh vực trở lên là 04 tháng.
Kết luận giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công gồm có những nội dung gì?
Tại Điều 16 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH có quy định về kết luận giám định tư pháp như sau:
Kết luận giám định tư pháp
1. Căn cứ kết quả thực hiện giám định tư pháp, Hội đồng giám định, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc kết luận đối với từng nội dung yêu cầu giám định cụ thể.
2. Kết luận giám định bao gồm các nội dung theo quy định tại Điều 32 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), theo mẫu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Tại Điều 32 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có quy định
Kết luận giám định tư pháp
1. Kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
b) Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
c) Thông tin xác định đối tượng giám định;
d) Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Phương pháp thực hiện giám định;
g) Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
h) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
...
Như vậy, kết luận giám định tư pháp lĩnh vực lao động, người có công gồm có những nội dung sau:
- Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
- Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
- Thông tin xác định đối tượng giám định;
- Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Phương pháp thực hiện giám định;
- Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
- Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Trân trọng!