Công chứng di chúc cho người không thể làm chủ hành vi bị phạt bao nhiêu tiền?

Công chứng di chúc cho người không tỉnh táo bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi tên là Tâm 21 tuổi. Bà của tôi là Nữ mất vào tháng trước và hôm nay gia đình tôi được biết là bà có làm 1 di chúc do cậu tôi đưa bà đi làm. Tuy nhiên thời điểm đó bà tôi đã bị lẫn không thể làm di chúc nhưng công chứng viên vẫn làm di chúc. Tôi muốn hỏi là trong trường hợp bà tôi thật sự không biết gì mà công chứng viên vẫn công chứng di chúc thì người đó có bị phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định của công chứng viên khi nhận lưu giữ di chúc; công chứng di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản như sau:

...

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Công chứng di chúc có nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; có hình thức trái quy định của luật;

+ Công chứng di chúc trong trường hợp tại thời điểm công chứng người lập di chúc thể hiện rõ ràng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối hoặc bị đe dọa hoặc bị cưỡng ép; người lập di chúc không đủ độ tuổi lập di chúc theo quy định; việc lập di chúc không có người làm chứng hoặc không được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý theo quy định;

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều này.

Như vậy theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì việc công chứng di chúc trong trường hợp tại thời điểm công chứng người lập di chúc thể hiện rõ ràng bị mắc bệnh mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, còn bị áp dụng hình thức xử phat bổ sung là tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ hồ sơ vi phạm đó thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên chỉ hành nghề đến năm 70 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian tập sự hành nghề công chứng được thống nhất chung là 12 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Công chứng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 13/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
10 tháng 10 là ngày gì? Luật sư có quyền và nghĩa vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/11/2024, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng 2 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 09/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý?
lawnet.vn
Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho đối tượng nào? Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì?
lawnet.vn
Những trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp? Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;