Công chứng bản dịch

Chào ban biên tập, tôi cần công chứng dịch một số lượng lớn văn bằng giấy tờ từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tại văn phòng công chứng yêu cầu đưa bản gốc và họ sẽ dịch công chứng, phí dịch và phí công chứng tính riêng. Tuy nhiên theo như tôi đọc tại Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; có ghi: “5. Người dịch Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 79 thì người dịch phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch. Để xác định người thông thạo tiếng nước ngoài thì căn cứ vào một trong các tiêu chuẩn sau đây: a) Người dịch có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch; b) Người dịch có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên tại nước ngoài đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.” Nay tôi xin được tư vấn: (1) tôi có thể mang văn bản đã dịch và đi với người dịch đến văn phòng công chứng để đóng dấu công chứng dịch hay không. (2) Trường hợp chị gái ruột của tôi có văn bằng đại học và cao học chính quy ngành ngoại ngữ (tiếng Anh) vậy chị tôi có thể đứng ra làm người dịch văn bản cho tôi hay không. (3) Có hay không các quy định về cách trình bày văn bản dịch công chứng? Tôi xin chân thành cám ơn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật công chứng năm 2014 và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì bạn có thể yêu cầu Phòng tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực chữ ký người dịch trong văn bản hoặc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng công chứng bản dịch. Luật công chứng quy định công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch trước người yêu cầu công chứng sẽ đảm bảo quyền lợi của bạn sau này.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 61 Luật công chứng về công chứng bản dịch và Điều 27, 28 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch, Cộng tác viên dịch thuật thì người dịch phải là Cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng nơi bạn thực hiện công chứng bản dịch hoặc Phòng tư pháp cấp huyện thực hiện chứng nhận chữ ký người dịch.

Như vậy, ngoài việc đáp ứng điều kiện về người dịch thuật thì chị gái bạn phải là Cộng tác viên dịch thuật của tổ chức hành nghề công chứng hoặc Phòng tư pháp cấp huyện nơi bạn thực hiện việc công chứng bản dịch.

Về cách thức trình bày văn bản dịch công chứng: Pháp luật không có quy định điều chỉnh riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, khi dịch ngoài việc bảo đảm dịch đầy đủ, chính xác thì cần căn cứ vào thể thức của bản được dịch để trình bày cho hợp lý.

 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng từ ngày 11/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định 148/QĐ-HĐCCVTQ năm 2025 về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chứng viên từ ngày 10/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể xuất trình Căn cước điện tử để làm thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên chỉ hành nghề đến năm 70 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, thời gian tập sự hành nghề công chứng được thống nhất chung là 12 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Công chứng 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;