Có bắt buộc phải có Bằng cử nhân luật mới được đăng ký khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư không?
Xin hỏi: Có bắt buộc phải có Bằng cử nhân luật mới được đăng ký khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư không?- Câu hỏi của anh Hữu (Đồng Nai).
Có bắt buộc phải có Bằng cử nhân luật mới được đăng ký khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư không?
Tại Điều 12 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư như sau:
Đào tạo nghề luật sư
1. Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
3. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Như vậy, để được tham dự khóa đào tạo luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư thì bắt buộc người tham gia phải có Bằng cử nhân luật.
Có bắt buộc phải có Bằng cử nhân luật mới được đăng ký khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư không? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu cơ sở đào tạo nghề luật sư?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2013/NĐ-CP có quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư như sau:
Cơ sở đào tạo nghề luật sư
1. Cơ sở đào tạo nghề luật sư quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Luật luật sư bao gồm Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ giảng viên là các luật sư có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hành nghề, các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật có uy tín và khả năng sư phạm;
b) Có tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô, mô hình và chương trình đào tạo;
c) Có chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp với Chương trình khung về đào tạo nghề luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành;
d) Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, làm việc và học tập cho giảng viên và học viên.
Như vậy, cơ sở đào tạo nghề luật sư bao gồm:
- Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp
- Cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Trường hợp nào người có Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận?
Tại Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-BTP có quy định về công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài như sau:
Công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài
1. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được công nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định, thoả thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết;
b) Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo mà các chương trình đào tạo đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
2. Người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài muốn được công nhận ở Việt Nam thì nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Bộ Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Tư pháp. Hồ sơ gồm có:
...
Như vậy, người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo được công nhận tại Việt Nam khi thuộc các trường hợp sau:
- Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của:
+ Hiệp định, thoả thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc
+ Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết;
- Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài được cấp bởi cơ sở đào tạo mà các chương trình đào tạo đã được:
+ Cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc
+ Cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Trân trọng!