Chọn Trung tâm trợ giúp pháp lý nơi cư trú hay nơi xảy ra vụ việc cần trợ giúp pháp lý?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/03/2022

Chọn Trung tâm trợ giúp pháp lý nơi cư trú hay nơi xảy ra vụ việc cần trợ giúp pháp lý? Tôi cần trợ giúp pháp lý tuy nhiên tôi cư trú ở Tp HCM, vụ việc tôi cần trợ giúp pháp lý xảy ra ở Đồng Nai. Vậy phải chọn Trung tâm trợ giúp pháp lý nào? Hồ sơ ra sao?

    • Chọn Trung tâm trợ giúp pháp lý nơi cư trú hay nơi xảy ra vụ việc cần trợ giúp pháp lý?

      Căn cứ Điều 26 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 ' onclick="vbclick('4ED7A', '361763');" target='_blank'>Điều 26 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định về phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:

      1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;

      b) Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;

      c) Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

      2. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng.

      3. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.

      Như vậy, bạn có thể chọn trung tâm trợ giúp pháp lý nơi bạn cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc đều được.

      Nộp hồ sơ trợ giúp pháp lý như thế nào?

      Căn cứ Điều 29 Luật này việc nộp hồ sơ trợ giúp pháp lý được quy định như sau:

      1. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:

      a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

      b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

      c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

      2. Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:

      a) Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

      Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn;

      b) Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

      c) Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn