Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 02/7/2024?

Nghị định 56/2024/NĐ-CP bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 02/7/2024 như thế nào?

Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập?

Ngày 18/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Tại Điều 5a Nghị định 55/2011/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là:

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc góp ý nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập, văn bản, hợp đồng theo sự phân công của Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý về tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo sự phân công của Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập cho viên chức, người lao động.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý, Thủ trưởng đơn vị giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Tại Điều 16a Nghị định 55/2011/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là:

- Xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

- Trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tổ chức bộ phận pháp chế hoặc bố trí viên chức thực hiện công tác pháp chế, bảo đảm kinh phí, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

- Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp.

Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 02/7/2024? (Hình từ Internet)

Nghị định 56/2024/NĐ-CP khi nào có hiệu lực?

Tại Điều 4 Nghị định 56/2024/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ cho người làm công tác pháp chế trong cơ quan nhà nước như sau:

Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 7 năm 2024.

2. Căn cứ vào vị trí việc làm về nghiệp vụ chuyên môn pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính, người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được hưởng mức hỗ trợ là 60.000 đồng/ngày làm việc, ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được hưởng mức hỗ trợ là 40.000 đồng/ngày làm việc. Chế độ hỗ trợ này được áp dụng cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

3. Phòng Pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được duy trì, kiện toàn. Trường hợp các cơ quan chuyên môn có Văn phòng mà nhiệm vụ công tác pháp chế đang được giao cho Thanh tra hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện, thì trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải sắp xếp, giao cho Văn phòng thực hiện.

Trường hợp các cơ quan chuyên môn không có Văn phòng mà nhiệm vụ công tác pháp chế đang được giao cho tổ chức khác không phải là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện, thì trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải sắp xếp, giao cho phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện.

....

5. Trường hợp đang thực hiện thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức pháp chế thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Như vậy, Nghị định 56/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/7/2024.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào? Tiêu chuẩn của cán bộ cấp xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ ngày 22/12/2024? Phạm vi tổ chức thi đua của Dân quân tự vệ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bí mật nhà nước của Đảng độ tuyệt mật từ ngày 14/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ tiền thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng từ ngày 22/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảo Lý Sơn ở đâu, thuộc tỉnh nào? Phấn đấu đến 2030, huyện Đảo Lý Sơn trở thành trung tâm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 22 tháng 11 là ngày gì? Ngày 22 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê có các nội dung nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;