Trình tự thực hiện dự án PPP

Tôi đang tìm hiểu về việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư và có thắc mắc muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Trình tự thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP) được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Theo đó, trình tự thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP) được quy định tại Điều 9 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:

- Trừ các dự án ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định 63/2018/NĐ-CP, dự án PPP được thực hiện theo trình tự sau đây:

+ Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư và công bố dự án;

+ Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

+ Đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án (nếu có), ký kết hợp đồng dự án;

+ Triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao công trình.

- Dự án nhóm C không phải lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư nhưng phải công bố dự án sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.

- Dự án ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao thực hiện theo trình tự sau đây:

+ Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư và công bố dự án;

+ Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;

+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi (do nhà đầu tư trúng thầu thực hiện);

+ Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án (nếu có), ký kết hợp đồng dự án;

+ Triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao công trình.

- Trường hợp cần thiết, căn cứ yêu cầu thực tế của dự án PPP, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (theo điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định 63/2018/NĐ-CP) sau khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh rộng rãi trong đấu thầu. Các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn thực hiện nội dung này trong phạm vi quản lý của mình.

Trên đây là nội dung trả lời về trình tự thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP). Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đặc biệt mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thư chữ ký điện tử là gì? Chứng thư chữ ký điện tử được phân loại thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các mẫu văn bản liên quan đến thủ tục đầu tư đặc biệt năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng dự án PPP là hợp đồng gì? Hợp đồng dự án PPP gồm các loại hợp đồng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án PPP là dự án gì? Những dự án PPP nào được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư?
Hỏi đáp Pháp luật
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với gói thầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, có bao nhiêu hình thức, phương thức lựa chọn nhà đầu tư?
Hỏi đáp Pháp luật
Đấu thầu trước là gì? Gói thầu nào có thể thực hiện đấu thầu trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;