Luật Đấu thầu mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn?
Luật Đấu thầu mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn?
Ngày 23/6/2024, Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu 2023 quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu; hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.
Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 gồm 96 Điều trong 10 Chương. Như vậy, Luật Đấu thầu mới nhất năm 2024 là Luật Đấu thầu 2023 và được sử dụng đến khi có văn bản thay thế.
Hiện nay, Luật Đấu thầu 2023 có 11 văn bản hướng dẫn còn hiệu lực tính đến ngày 10/10/2024 và sẽ tiếp tục được cập nhật (nếu có):
[1] Thông tư 69/2024/TT-BTC quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia
[2] Thông tư 15/2024/TT-BKHĐT quy định mẫu hồ sơ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dự án đầu tư kinh doanh; cung cấp, đăng tải thông tin về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
[3] Nghị định 115/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
[4] Quyết định 1667/QĐ-BYT năm 2024 về áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 29 Luật Đấu thầu 22/2023/QH15
[5] Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định về danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá
[6] Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
[7] Thông tư 04/2024/TT-BYT quy định về danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc
[8] Thông tư 03/2024/TT-BYT về Danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp
[9] Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
[10] Nghị định 23/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực
[11] Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Luật Đấu thầu mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?
Căn cứ Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 quy định các đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
- Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam
- Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu
- Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu
- Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế
- Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật
- Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên
Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là gì?
Căn cứ Điều 12 Luật Đấu thầu 2023 quy định ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu:
Điều 12. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
1. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt.
2. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu quốc tế là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.
Như vậy, ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt. Trường hợp đấu thầu quốc tế thì ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh.