Hình thức đàm phán giá trong đấu thầu được áp dụng trong trường hợp nào? Thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá khi nào?

Hình thức đàm phán giá trong đấu thầu được áp dụng trong trường hợp nào? Xây dựng phương án đàm phán giá đối với thuốc căn cứ vào thông tin nào? Thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá khi nào?

Hình thức đàm phán giá trong đấu thầu được áp dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 quy định đàm phán giá:

Đàm phán giá

1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:

a) Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;

b) Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.

Đàm phán giá trong đấu thầu là một hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó bên mời thầu tiến hành đàm phán trực tiếp với các nhà thầu đã được lựa chọn để thống nhất giá cả và các điều khoản hợp đồng cho gói thầu.

Theo đó, đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau:

- Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu

- Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất

Hình thức đàm phán giá trong đấu thầu được áp dụng trong trường hợp nào? Thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá khi nào? (Hình từ Internet)

Xây dựng phương án đàm phán giá đối với thuốc căn cứ vào thông tin nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thuốc căn cứ vào một hoặc một số hoặc toàn bộ các thông tin sau đây:

- Số lượng giấy đăng ký lưu hành của thuốc generic nhóm 1 theo quy định tại Thông tư quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc các thuốc generic nhóm kỹ thuật khác trong trường hợp không có thuốc generic nhóm 1

- Giá trúng thầu thuốc generic nhóm 1 hoặc các nhóm kỹ thuật khác trong trường hợp không có thuốc generic nhóm 1

- Khả năng thay thế của thuốc đàm phán giá (trong trường hợp cần thiết)

- Thời gian lưu hành tại Việt Nam

- Thông tin về giá trị của thuốc đàm phán giá đã sử dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp (nếu có)

- Giá trị và số lượng kế hoạch của thuốc đàm phán giá

- Giá tham khảo của thuốc đàm phán giá tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (nếu có). Trường hợp không có giá tham khảo tại ASEAN thì tham khảo các quốc gia khác (nếu có)

- Lộ trình gia công, chuyển giao công nghệ đối với các thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

- Hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất và tổng hợp thông tin thuốc đàm phán giá của tổ chuyên gia

- Các thông tin khác có liên quan (nếu có).

Thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá khi nào?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá:

Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá

1. Thuốc được đưa vào danh mục phải đáp ứng một trong các nguyên tắc, tiêu chí sau đây:

a) Thuốc, sinh phẩm tham chiếu thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố;

b) Thuốc chỉ có 01 hoặc 02 hàng sản xuất theo dạng bào chế (riêng vắc xin cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất theo thành phần vắc xin, công nghệ sản xuất vắc xin).

2. Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được đưa vào danh mục phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí sau đây:

a) Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;

b) Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hàng sản xuất theo nguyên lý, công nghệ hoặc mục đích sử dụng.

Như vậy, thuốc áp dụng hình thức đàm phán giá khi đáp ứng một trong các nguyên tắc, tiêu chí sau đây:

- Thuốc, sinh phẩm tham chiếu thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố

- Thuốc chỉ có 01 hoặc 02 hàng sản xuất theo dạng bào chế (riêng vắc xin cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất theo thành phần vắc xin, công nghệ sản xuất vắc xin).

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Thông tư 11/2024/TT-BKHĐT quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính?
lawnet.vn
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp không?
lawnet.vn
Trường hợp nào áp dụng chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn? Thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến có bắt buộc phải trong giờ hành chính không?
lawnet.vn
Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng gói thầu dịch vụ tư vấn mới nhất 2024?
lawnet.vn
Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu áp dụng từ ngày 15/6/2024?
lawnet.vn
Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính theo Thông tư 11/2024/TT-BKHĐT?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài mới nhất năm 2024?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài mẫu 01/ntnn? Tổ chức, cá nhân nào phải nộp thuế nhà thầu nước ngoài?
lawnet.vn
Mẫu 03/NTNN tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ trên doanh thu?
lawnet.vn
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ kê khai, nộp thuế nhà thầu là khi nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;