Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ thẩm định đấu thầu là gì? Thành viên tổ thẩm định cần phải có tối thiểu bao nhiêu năm công tác?

Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ thẩm định đấu thầu là gì? Thành viên tổ thẩm định cần phải có tối thiểu bao nhiêu năm công tác?

Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ thẩm định đấu thầu là gì?

Tại Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định về điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định như sau:

Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định

1. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Tốt nghiệp đại học trở lên;

c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.

2. Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

....

Như vậy, điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ thẩm định đấu thầu là:

- Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu);

- Tốt nghiệp đại học trở lên;

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.

Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ thẩm định đấu thầu là gì? Thành viên tổ thẩm định cần phải có tối thiểu bao nhiêu năm công tác? (Hình từ Internet)

Thành viên tổ thẩm định cần phải có tối thiểu bao nhiêu năm công tác?

Tại khoản 3 Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về tổ chuyên gia, tổ thẩm định như sau:

Tổ chuyên gia, tổ thẩm định

...

3. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.

Như vậy, thành viên tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc 01 trong các lĩnh vực liên quan đến:

- Nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu;

- Dự án đầu tư kinh doanh.

Tổ thẩm định sẽ kiểm tra, xem xét sự phù hợp đối với những nội dung gì?

Tại khoản 4 Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về tổ thẩm định như sau:

Tổ chuyên gia, tổ thẩm định

1. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư thành lập hoặc giao nhiệm vụ để thực hiện một hoặc các công việc: lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh; thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

2. Tổ thẩm định gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các nội dung: kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

3. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.

4. Chính phủ quy định chi tiết về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định.

Như vậy, tổ thẩm định sẽ kiểm tra, xem xét sự phù hợp đối với những nội dung sau:

- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đặc biệt mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thư chữ ký điện tử là gì? Chứng thư chữ ký điện tử được phân loại thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các mẫu văn bản liên quan đến thủ tục đầu tư đặc biệt năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng dự án PPP là hợp đồng gì? Hợp đồng dự án PPP gồm các loại hợp đồng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án PPP là dự án gì? Những dự án PPP nào được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư?
Hỏi đáp Pháp luật
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với gói thầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, có bao nhiêu hình thức, phương thức lựa chọn nhà đầu tư?
Hỏi đáp Pháp luật
Đấu thầu trước là gì? Gói thầu nào có thể thực hiện đấu thầu trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;