Danh mục thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán từ ngày 15/5/2024?

Danh mục thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán từ ngày 15/5/2024 là những thiết bị, vật tư nào?

Danh mục thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán từ ngày 15/5/2024?

Tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BYT có quy định danh mục thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán như sau:

STT

Tên vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế

Đơn vị

1

Hệ thống chụp cắt lớp vi tính công nghệ đếm photon

Hệ thống

2

Hệ thống robot phẫu thuật nội soi

Hệ thống

3

Hệ thống phẫu thuật trong phẫu thuật sọ não có sử dụng công nghệ lập kế hoạch và Robot trợ giúp chính xác (ROSA BRAIN).

Hệ thống

4

Hệ thống phẫu thuật trong thay khớp háng, khớp gối (Sử dụng công nghệ lập kế hoạch và robot trợ giúp chính xác)

Hệ thống

Ghi chú: Hệ thống phải bảo đảm đồng bộ theo quy định của chủ sở hữu thiết bị y tế

Khi nào áp dụng đàm phán giá?

Tại Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về đàm phán giá như sau:

Đàm phán giá

1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:

a) Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;

b) Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.

Như vậy, đàm phán giá được áp dụng khi:

- Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;

- Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.

Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá phải đáp ứng các tiêu chí nào?

Tại Điều 1 Thông tư 05/2024/TT-BYT có quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá như sau:

Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá

1. Thuốc được đưa vào danh mục phải đáp ứng một trong các nguyên tắc, tiêu chí sau đây:

a) Thuốc, sinh phẩm tham chiếu thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố;

b) Thuốc chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất theo dạng bào chế (riêng vắc xin cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất theo thành phần vắc xin, công nghệ sản xuất vắc xin).

2. Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được đưa vào danh mục phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí sau đây:

a) Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;

b) Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất theo nguyên lý, công nghệ hoặc mục đích sử dụng.

Như vậy, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;

- Thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất theo nguyên lý, công nghệ hoặc mục đích sử dụng.

Đơn vị nào được đàm phán giá thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?

Tại Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BYT có quy định đơn vị đàm phán giá như sau:

Đơn vị đàm phán giá

1. Hoạt động đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc Danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Điều 2 Thông tư này do đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thực hiện (sau đây viết tắt là Đơn vị đàm phán giá).

2. Nhiệm vụ của Đơn vị đàm phán giả:

a) Xây dựng, phê duyệt và thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá;

b) Xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm theo hình thức đàm phán giá;

c) Xây dựng, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu;

d) Tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất;

đ) Xây dựng và phê duyệt các phương án đàm phán giá;

e) Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả đàm phán giá;

g) Ký thỏa thuận khung hoặc ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu;

h) Tham gia giám sát, điều tiết việc cung cấp, sử dụng các thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đã được lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá;

i) Tham gia tất cả các bước của quy trình đàm phán giá và tổng hợp, cung cấp các thông tin liên quan trong quá trình thực hiện đàm phán giá;

k) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

Như vậy, đơn vị được đàm phán giá thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm là đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thực hiện.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án dầu khí thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài gồm các tài liệu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các ngành nghề nào cấm đầu tư ra nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Đấu thầu mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Gói thầu tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá E-HSĐXKT đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà đầu tư là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 115?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;