Ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?

Ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí? Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm những gì?

Ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?

Ngày 15/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài theo hình thức sau để tham gia thực hiện hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí):

- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài

- Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó

- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư

Nghị định 132/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2024.

Ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?

Ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí? (Hình từ Internet)

Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm những gì?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí:

Điều 4. Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, chi phí thu hồi, lợi nhuận và các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư ở nước ngoài.
2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm: a) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
b) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam; c) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
[...]

Như vậy, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, chi phí thu hồi, lợi nhuận và các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư ở nước ngoài.

Tiền và tài sản hợp pháp khác bao gồm:

- Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật

- Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam

- Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm

- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản

- Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định

- Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.

Dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài khi đủ các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 60 Luật Đầu tư 2020 quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:

Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Như vậy, dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài khi đủ các điều kiện sau:

(1) Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc sau:

- Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm:

+ Khai thác, phát triển, mở rộng thị trường;

+ Tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ;

+ Tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật.

- Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

(2) Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài, bao gồm:

- Kinh doanh các chất ma túy theo quy định.

- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định.

- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên.

- Kinh doanh mại dâm;

- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

- Kinh doanh pháo nổ;

- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

- Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

(3) Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.

(4) Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định

(5) Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;