Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường phát hành và giao dịch công cụ nợ của chính phủ tại thị trường trong nước là gì?
Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường phát hành và giao dịch công cụ nợ của chính phủ tại thị trường trong nước là gì? Loại bỏ tư cách nhà tạo lập thị trường phát hành và giao dịch công cụ nợ của chính phủ tại thị trường trong nước được quy định như thế nào? Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính đối với nhà tạo lập thị trường phát hành và giao dịch công cụ nợ của chính phủ tại thị trường trong nước?
Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.
1. Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường phát hành và giao dịch công cụ nợ của chính phủ tại thị trường trong nước là gì?
Tại Điều 27 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường như sau:
a) Là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu;
b) Được ưu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ quốc theo phương thức bảo lãnh;
c) Được tham gia trao đổi định kỳ về công tác phát hành và định hướng chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong từng thời kỳ với Bộ Tài chính;
d) Được Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
đ) Được ưu tiên tham gia các phiên thỏa thuận mua lại hoặc thỏa thuận hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính.
2. Nhà tạo lập thị trường có các nghĩa vụ sau:
a) Tham gia dự thầu tại các phiên đấu thầu phát hành công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ;
b) Hàng năm tham gia mua (mua cho mình hoặc cho khách hàng) công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và tham gia giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ;
c) Thực hiện nghĩa vụ cam kết chắc chắn chào giá mua, chào giá bán hàng ngày đối với các công cụ nợ chuẩn theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ.
d) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua công cụ nợ của Chính phủ;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo năm và báo cáo định kỳ 6 tháng theo Mẫu số 03 và Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Loại bỏ tư cách nhà tạo lập thị trường phát hành và giao dịch công cụ nợ của chính phủ tại thị trường trong nước được quy định như thế nào?
Tại Điều 28 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về loại bỏ tư cách nhà tạo lập thị trường như sau:
a) Bị thu hồi hoặc bị rút Giấy phép kinh doanh;
b) Tạm ngừng kinh doanh, hoặc bị giải thể, phá sản;
c) Hoạt động kinh doanh bị kiểm soát đặc biệt theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Có đơn đề nghị không làm nhà tạo lập thị trường;
đ) Không đáp ứng đủ điều kiện duy trì nhà tạo lập thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định này.
2. Tổ chức bị loại bỏ tư cách nhà tạo lập thị trường được thông báo bằng văn bản và công bố thông tin trên trang tin điện tử của Bộ Tài chính.
3. Tổ chức bị loại bỏ tư cách nhà tạo lập thị trường quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này không được nộp hồ sơ đăng ký trở thành nhà tạo lập thị trường trong vòng 02 năm kể từ ngày bị loại bỏ tư cách.
3. Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính đối với nhà tạo lập thị trường phát hành và giao dịch công cụ nợ của chính phủ tại thị trường trong nước?
Tại Điều 29 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính đối với nhà tạo lập thị trường như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây nhà tạo lập thị trường phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính:
1. Bị thu hồi hoặc bị rút Giấy phép kinh doanh.
2. Bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản.
3. Không đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
4. Hoạt động kinh doanh bị kiểm soát đặc biệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan.
Trân trọng!