Quy định đặc thù về doanh thu và chi phí của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

Quy định đặc thù về doanh thu và chi phí của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam như thế nào?

Quy định đặc thù về doanh thu và chi phí của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

Căn cứ Điều 4 Nghị định 59/2021/NĐ-CP quy định đặc thù về doanh thu và chi phí của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam như sau:

1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quản lý doanh thu và thu nhập khác theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Doanh thu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm:

a) Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm doanh thu từ hoạt động quản lý thành viên; doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;

b) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu từ dịch vụ hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán; doanh thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

c) Doanh thu và thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn vào công ty con bao gồm khoản thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tại công ty con, thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý doanh thu và thu nhập khác theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Doanh thu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:

a) Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm doanh thu từ hoạt động quản lý thành viên; doanh thu từ hoạt động đăng ký chứng khoán; doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán; doanh thu từ hoạt động chuyển khoản chứng khoán; doanh thu từ hoạt động thực hiện quyền; doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch; doanh thu từ hoạt động đại lý thanh toán lãi và gốc công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; doanh thu từ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán, quản lý vị thế, chuyển khoản vị thế, quản lý tài sản ký quỹ, sửa lỗi sau giao dịch, lùi thời hạn thanh toán, chuyển sang thanh toán bằng tiền; doanh thu từ hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam và doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;

b) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

c) Ngoài doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh từ hoạt động thanh toán hộ cổ tức, gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, các chứng khoán khác và thực hiện quyền mua chứng khoán.

Quy định đặc thù về doanh thu và chi phí của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam

Căn cứ Điều 5 Nghị định này quy định đặc thù về doanh thu và chi phí của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:

1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý chi phí theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

2. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế đối với một số khoản chi phí đặc thù sau đây:

a) Chi trích lập Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Việc trích Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ được thực hiện hàng quý. Trong năm tài chính nếu không sử dụng hết, số dư của Quỹ được chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp;

b) Chi phí chuyển lại cho công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam khoản thu từ hoạt động giao dịch chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng mới nhất năm 2024?
lawnet.vn
Thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo tài chính của quỹ đầu tư chứng khoán là khi nào?
lawnet.vn
Quỹ đầu tư chứng khoán giải thể khi nào? Nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán có quyền và nghĩa vụ gì?
lawnet.vn
Quỹ bù trừ là gì? Mức đóng góp tối thiểu vào Quỹ bù trừ trong thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay là bao nhiêu?
lawnet.vn
Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng 2024 là gì? Mệnh giá chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là bao nhiêu?
lawnet.vn
Hệ thống KRX chứng khoán là gì? Khi nào vận hành hệ thống KRX chứng khoán?
lawnet.vn
Hướng dẫn đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt tại Sở giao dịch chứng khoán
lawnet.vn
Lịch Nghỉ tết âm lịch chứng khoán 2024?
lawnet.vn
Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán tại sàn HOSE vào dịp Tết 2024?
lawnet.vn
Cổ phần nào được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức phổ thông?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;