Quỹ bù trừ là gì? Mức đóng góp tối thiểu vào Quỹ bù trừ trong thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay là bao nhiêu?

Quỹ bù trừ là gì? Mức đóng góp tối thiểu vào Quỹ bù trừ trong thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay là bao nhiêu? Thành viên bù trừ có quyền và nghĩa vụ gì?

Quỹ bù trừ là gì?

Căn cứ Điều 67 Luật Chứng khoán 2019 quy định về quỹ bù trừ như sau:

Quỹ bù trừ

1. Quỹ bù trừ được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ hoặc nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.

2. Quỹ bù trừ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý và phải được tách biệt với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

3. Hình thức đóng góp, mức đóng góp, phương thức quản lý và sử dụng quỹ bù trừ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Theo đó, quỹ bù trừ là quỹ được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ hoặc nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.

Quỹ bù trừ là gì? Mức đóng góp tối thiểu vào Quỹ bù trừ trong thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức đóng góp tối thiểu vào Quỹ bù trừ trong thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định về mức đóng góp tối thiểu vào Quỹ bù trừ trong thị trường chứng khoán phái sinh như sau:

Quỹ bù trừ

...

2. Mức đóng góp vào Quỹ bù trừ:

a) Mức đóng góp tối thiểu ban đầu: Giá trị là 10 tỷ đồng đối với thành viên bù trừ trực tiếp, 15 tỷ đồng đối với thành viên bù trừ chung;

b) Định kỳ hàng tháng, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đánh giá lại quy mô Quỹ bù trừ và xác định nghĩa vụ đóng góp Quỹ bù trừ của từng thành viên bù trừ căn cứ vào quy mô giao dịch, mức biến động giá trên thị trường, nghĩa vụ tài chính, mức độ rủi ro và các tiêu chí khác. Khoản đóng góp của từng thành viên bù trừ do định kỳ đánh giá lại đảm bảo không thấp hơn mức đóng góp tối thiểu ban đầu quy định tại điểm a khoản này.

Trường hợp số dư đóng góp Quỹ bù trừ lớn hơn nghĩa vụ phải đóng góp, thành viên bù trừ được rút phần chênh lệch; Trường hợp số dư đóng góp Quỹ bù trừ nhỏ hơn nghĩa vụ phải đóng góp, thành viên bù trừ phải đóng góp bổ sung phần chênh lệch.

...

Như vậy, mức đóng góp tối thiểu ban đầu vào Quỹ bù trừ trong thị trường chứng khoán phái sinh đối với thành viên bù trừ trực tiếp là 10 tỷ đồng, đối với thành viên bù trừ chung là 15 tỷ đồng.

Định kỳ hàng tháng, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện đánh giá lại quy mô Quỹ bù trừ và xác định nghĩa vụ đóng góp Quỹ bù trừ của từng thành viên bù trừ đảm bảo không thấp hơn mức đóng góp tối thiểu ban đầu.

Thành viên bù trừ có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của thành viên bù trừ như sau:

[1] Quyền của thành viên bù trừ

- Thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh và các chứng khoán khác.

- Thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ giao dịch;

- Sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

- Thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư;

- Sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

[2] Nghĩa vụ của thành viên bù trừ

- Ký quỹ đầy đủ, kịp thời cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;

- Đóng góp vào quỹ bù trừ và trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

- Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro trong từng nghiệp vụ;

- Quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của nhà đầu tư;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo tài chính của quỹ đầu tư chứng khoán là khi nào?
lawnet.vn
Quỹ đầu tư chứng khoán giải thể khi nào? Nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán có quyền và nghĩa vụ gì?
lawnet.vn
Quỹ bù trừ là gì? Mức đóng góp tối thiểu vào Quỹ bù trừ trong thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay là bao nhiêu?
lawnet.vn
Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng 2024 là gì? Mệnh giá chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là bao nhiêu?
lawnet.vn
Hệ thống KRX chứng khoán là gì? Khi nào vận hành hệ thống KRX chứng khoán?
lawnet.vn
Hướng dẫn đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt tại Sở giao dịch chứng khoán
lawnet.vn
Lịch Nghỉ tết âm lịch chứng khoán 2024?
lawnet.vn
Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán tại sàn HOSE vào dịp Tết 2024?
lawnet.vn
Cổ phần nào được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức phổ thông?
lawnet.vn
Hướng dẫn xác định thu nhập tính thuế TNCN khi hưởng thừa kế cổ phiếu trên hệ thống giao dịch Upcom?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;