Lưu ý khi trích lập dự phòng các khoản đầu tư không phải chứng khoán

Khi trích lập dự phòng các khoản đầu tư không phải chứng khoán vào tổ chức kinh tế trong nước thì doanh nghiệp khi trích lập cần lưu ý những vấn đề gì?

Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 48/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ 10/10/2019) có nội dung quy định như sau:

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế có giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư của doanh nghiệp thì doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này và các quy định sau:

- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng các khoản đầu tư vào đơn vị đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư.

- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng các khoản đầu tư vào đơn vị đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ.

- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng các khoản đầu tư vào đơn vị đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm chi phí trong kỳ.

- Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác làm căn cứ hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

- Mức trích lập dự phòng của từng khoản đầu tư được xác định tại điểm b khoản 2 Điều này tối đa bằng giá trị đầu tư thực tế đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

- Đối với khoản đầu tư của doanh nghiệp mua bán nợ góp vào các công ty cổ phần thông qua việc chuyển nợ thành vốn góp, khi trích lập dự phòng doanh nghiệp mua bán nợ được loại trừ khoản lỗ lũy kế tại công ty nhận vốn góp phát sinh trước thời điểm chuyển nợ thành vốn góp.

- Trường hợp tổ chức kinh tế nhận vốn góp không lập báo cáo tài chính cùng thời điểm thì doanh nghiệp không được thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này; ngoại trừ các trường hợp sau, doanh nghiệp được thực hiện trích lập dự phòng căn cứ theo báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp:

+ Tổ chức kinh tế nhận vốn góp không lập báo cáo tài chính cùng thời điểm lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn do đã ngừng hoạt động và đang chờ xử lý (giải thể, phá sản).

+ Tổ chức kinh tế nhận vốn góp được phép lập báo cáo tài chính khác với thời điểm lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn và đã có thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.

Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng mới nhất năm 2024?
lawnet.vn
Thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo tài chính của quỹ đầu tư chứng khoán là khi nào?
lawnet.vn
Quỹ đầu tư chứng khoán giải thể khi nào? Nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán có quyền và nghĩa vụ gì?
lawnet.vn
Quỹ bù trừ là gì? Mức đóng góp tối thiểu vào Quỹ bù trừ trong thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay là bao nhiêu?
lawnet.vn
Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng 2024 là gì? Mệnh giá chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là bao nhiêu?
lawnet.vn
Hệ thống KRX chứng khoán là gì? Khi nào vận hành hệ thống KRX chứng khoán?
lawnet.vn
Hướng dẫn đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt tại Sở giao dịch chứng khoán
lawnet.vn
Lịch Nghỉ tết âm lịch chứng khoán 2024?
lawnet.vn
Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán tại sàn HOSE vào dịp Tết 2024?
lawnet.vn
Cổ phần nào được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức phổ thông?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;