Lịch Nghỉ tết âm lịch chứng khoán 2024?
Lịch Nghỉ tết âm lịch chứng khoán 2024? Và theo quy định hiện hành thì có những loại chứng khoán nào?
Lịch Nghỉ tết âm lịch chứng khoán 2024?
Theo lịch nghỉ giao dịch vào dịp tết Âm lịch 2024 của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tại Thông báo 1943/TB-SGDHCM năm 2023. Dịp tết âm lịch 2024 sẽ từ 08/02/2024 (29 tháng chạp) đến 14/02/2024 (mùng 5 tháng Giêng).
Mặt khác theo Thông báo 5270/TB-SGDHN năm 2023 về việc công bố lịch nghỉ giao dịch trong năm 2024. Theo đó, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 của sàn HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) là từ 08/02/2024 (29 tháng chạp) đến 14/02/2024 (mùng 5 tháng Giêng).
Hiện nay có những loại chứng khoán nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
- Cổ phiếu:
- Trái phiếu:
- Chứng chỉ quỹ:
- Chứng quyền:
- Chứng quyền có bảo đảm:
- Quyền mua cổ phần:
- Chứng chỉ lưu ký:
- Chứng khoán phái sinh
- Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định
Lịch Nghỉ tết âm lịch chứng khoán 2024? (Hình từ Internet)
Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nhiệm vụ chính là gì?
Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ như sau:
Theo đó Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nhiệm vụ chính sau đây:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
- Xây dựng và ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán;
- Ban hành tiêu chí giám sát giao dịch; ban hành chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
- Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
- Quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm của thành viên theo quy định của pháp luật chứng khoán và làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;
- Giám sát Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các quy chế hoạt động nghiệp vụ theo quy định và thực hiện nhiệm vụ giám sát quy định tại điểm b khoản 3 và điểm b Khoản 4 Điều 2 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg;
- Giám sát chung hoạt động giao dịch chứng khoán, hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin;
- Giám sát tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch và nhà đầu tư hoạt động trên các thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ mới, sản phẩm mới;
- Trực tiếp triển khai thực hiện hoặc giao Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện;
- Hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán thông qua việc đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức;
- Cung cấp dịch vụ về thông tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch;
- Cung cấp dịch vụ phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động;
- Hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán với các Sở giao dịch Chứng khoán trên thế giới, các tổ chức quốc tế;
- Quản lý, giám sát Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động;
- Báo cáo, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường giao dịch chứng khoán; vi phạm của thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam; vi phạm của nhà đầu tư, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Trân trọng!