Hướng dẫn xác định giá trần, giá sàn và biên độ dao động giá trong chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM?

Xin hướng dẫn giúp tôi cách xác định giá trần, giá sàn và biên độ dao động giá trong chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM?- Câu hỏi của anh Hưng (Tp.HCM).

Giá trần và giá sàn trong chứng khoán là gì?

Giá trần và giá sàn trong chứng khoán là hai mức giá giới hạn mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch trong phiên giao dịch. Giá trần và giá sàn được tính dựa trên giá tham chiếu của phiên giao dịch trước đó. Cụ thể phân biệt như sau:

- Giá trần

Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trong phiên giao dịch hôm đó.

Giá trần trên bảng giá chứng khoán thường được biểu thị bằng màu tím.

- Giá sàn

Giá sàn là mức giá thấp nhất nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trong phiên giao dịch hôm đó.

Giá sàn trên bảng giá chứng khoán thường được biểu thị bằng màu xanh lơ.

Hướng dẫn xác định giá trần, giá sàn và biên độ dao động giá trong chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn xác định giá trần, giá sàn và biên độ dao động giá trong chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM?

Tại Điều 9 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 có quy định cách xác định giá trần, giá sàn và biên độ dao động giá trong chứng khoán như sau:

(1)Giá trần và giá sàn trong ngày giao dịch của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF:

Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá trần)

Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá sàn).

Trong đó, biên độ dao động giá (bao gồm biên độ dao động giá trần và biên độ dao động giá sàn) trong ngày giao dịch đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được quy định là +7% so với giá tham chiếu.

Lưu ý: Biên độ dao động này chỉ áp dụng đối với giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM

Không áp dụng biên độ dao động giá trần/ sàn đối với một số trường hợp sau:

- Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết.

- Ngày đầu tiên cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày.

(2) Giá trần và giá sàn trong ngày giao dịch đầu tiên và ngày giao dịch thông thường của chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu:

Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (giá trần của cổ phiếu cơ sở - Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x 1/Tỷ lệ chuyển đổi

Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền - (giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở - giá sàn cổ phiếu cơ sở) x 1/Tỷ lệ chuyển đổi

Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.

Lưu ý: Giá trần hoặc giá sàn của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF = Giá tham chiếu, thì giá trần và giá sàn được điều chỉnh như sau:

Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + một đơn vị yết giá.

Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu - một đơn vị yết giá.

Trong trường hợp giá sàn điều chỉnh nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ được điều chỉnh bằng giá tham chiếu.

Giá trần/sàn trong ngày giao dịch của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF và chứng quyền được làm tròn xuống đối với giá trần, làm tròn lên đối với giá sàn theo đơn vị yết giá. Không giới hạn giá trần, giá sàn trong ngày đối với giao dịch trái phiếu.

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM tổ chức giao dịch với các loại chứng khoán nào?

Tại Điều 3 Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-SGDHCM năm 2021 có quy định các loại chứng khoán như sau:

Quy tắc chung

1. SGDCK tổ chức giao dịch đối với các loại chứng khoán sau đây:

a) Cổ phiếu;

b) Chứng chỉ quỹ đóng;

c) Chứng chỉ quỹ ETF;

d) Trái phiếu;

đ) Chứng quyền có bảo đảm (sau đây viết tắt là chứng quyền);

e) Các loại chứng khoán khác sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây viết tắt là UBCKNN).

2. Chứng khoán niêm yết tại SGDCK được giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK, ngoại trừ các trường hợp chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

3. Thành viên phải tuân thủ Quy chế này, Quy chế thành viên giao dịch do SGDCK ban hành và các quy định liên quan khác.

Như vậy, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM tổ chức giao dịch với các loại chứng khoán sau:

- Cổ phiếu;

- Chứng chỉ quỹ đóng;

- Chứng chỉ quỹ ETF;

- Trái phiếu;

- Chứng quyền;

- Các loại chứng khoán khác sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng mới nhất năm 2024?
lawnet.vn
Thời hạn lập, nộp và công khai báo cáo tài chính của quỹ đầu tư chứng khoán là khi nào?
lawnet.vn
Quỹ đầu tư chứng khoán giải thể khi nào? Nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán có quyền và nghĩa vụ gì?
lawnet.vn
Quỹ bù trừ là gì? Mức đóng góp tối thiểu vào Quỹ bù trừ trong thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay là bao nhiêu?
lawnet.vn
Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng 2024 là gì? Mệnh giá chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là bao nhiêu?
lawnet.vn
Hệ thống KRX chứng khoán là gì? Khi nào vận hành hệ thống KRX chứng khoán?
lawnet.vn
Hướng dẫn đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt tại Sở giao dịch chứng khoán
lawnet.vn
Lịch Nghỉ tết âm lịch chứng khoán 2024?
lawnet.vn
Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán tại sàn HOSE vào dịp Tết 2024?
lawnet.vn
Cổ phần nào được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức phổ thông?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;