Chuyển khoản chứng khoán khi tổ chức mở tài khoản trực tiếp chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ với VSD như thế nào?
Chuyển khoản chứng khoán khi tổ chức mở tài khoản trực tiếp chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ với VSD như thế nào? Hồ sơ chuyển khoản chứng khoán của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bao gồm gì? Chuyển khoản chứng khoán để tách biệt tài khoản cho khách hàng của Công ty chứng khoán nước ngoài tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Mong nhận được sự hỗ trợ!
1. Chuyển khoản chứng khoán khi tổ chức mở tài khoản trực tiếp chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ với VSD như thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Quy chế Hoạt động chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-VSD năm 2021 quy định về chuyển khoản chứng khoán khi tổ chức mở tài khoản trực tiếp chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
1. Chuyển khoản chứng khoán trong trường hợp TCMTKTT chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ với VSD:
Hồ sơ chuyển khoản chứng khoán gửi VSD bao gồm:
a. Công văn đề nghị tất toán tài khoản lưu ký của TCMTKTT;
b. Biên bản thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa TCMTKTT và VSD;
c. Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán (Mẫu 21/LK của Quy chế này) (03 bản).
2. Hồ sơ chuyển khoản chứng khoán của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bao gồm gì?
Theo Khoản 2 Điều 23 Quy chế Hoạt động chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-VSD năm 2021 quy định hồ sơ chuyển khoản chứng khoán của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
2. Hồ sơ chuyển khoản chứng khoán của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài từ tài khoản lưu ký cho nguồn bảo phí sang tài khoản lưu ký cho nguồn vốn chủ sở hữu và ngược lại trong trường hợp có sai sót khi đăng ký nguồn vốn sử dụng để đấu thầu công cụ nợ với đơn vị tổ chức đấu thầu/tổ chức phát hành công cụ nợ, bao gồm:
a. Công văn của TVLK bên chuyển khoản về việc chuyển khoản chứng khoán từ tài khoản lưu ký cho nguồn bảo phí sang tài khoản lưu ký cho nguồn vốn chủ sở hữu/ ngược lại của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài;
b. Công văn của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài về việc chuyển khoản chứng khoán trong đó giải trình rõ lý do và cam kết chịu trách nhiệm liên quan đến việc chuyển khoản;
c. Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán (Mẫu 21/LK của Quy chế này) do TVLK bên chuyển khoản lập (02 bản đối với trường hợp chuyển khoản cùng TVLK, 03 bản đối với trường hợp chuyển khoản khác TVLK);
d. Bản sao hợp đồng mở tài khoản lưu ký cho nguồn bảo phí và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài;
đ. Các tài liệu liên quan để làm rõ thông tin trong hồ sơ như phiếu dự thầu, lệnh chuyển tiền mua công cụ nợ, thông báo kết quả trúng thầu...
3. Chuyển khoản chứng khoán để tách biệt tài khoản cho khách hàng của Công ty chứng khoán nước ngoài tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Tại Khoản 3 Điều 23 Quy chế Hoạt động chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 114/QĐ-VSD năm 2021 quy định chuyển khoản chứng khoán để tách biệt tài khoản cho khách hàng của Công ty chứng khoán nước ngoài tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
3. Chuyển khoản chứng khoán để tách biệt tài khoản cho khách hàng của Công ty chứng khoán nước ngoài và tách biệt danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư nước ngoài quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ (Quỹ MIM) trong trường hợp Công ty chứng khoán nước ngoài và Quỹ MIM chưa thực hiện tách biệt tài khoản/danh mục đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
a. Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán do TVLK bên chuyển khoản lập (Mẫu 21/LK của Quy chế này) (02 bản đối với trường hợp chuyển khoản cùng TVLK, 03 bản đối với trường hợp chuyển khoản khác TVLK);
b. Giấy đề nghị chuyển khoản một phần chứng khoán do Công ty chứng khoán nước ngoài/Quỹ MIM lập (Mẫu 24B/LK của Quy chế này);
c. Bản sao Giấy chứng nhận mã số giao dịch chứng khoán cấp cho tài khoản tự doanh/môi giới của Công ty chứng khoán nước ngoài hoặc bản sao Giấy chứng nhận mã số giao dịch chứng khoán cấp cho Quỹ MIM (chi tiết theo danh mục đầu tư).
Trân trọng!